Saturday, September 3, 2016

THỐNG ĐỐC RICK SCOTT BÁO ĐỘNG BÃO LỤT LỚN KHẮP TIỂU BANG FLORIDA NGÀY HÔM NAY 01/9/2016


Xem tin lụt bão khẩn cấp tại Florida:

THỐNG ĐỐC RICK SCOTT BÁO ĐỘNG BÃO LỤT LỚN KHẮP TIỂU BANG FLORIDA NGÀY HÔM NAY 01/9/2016
Thursday, September 01, 2016:
Bão đã vào Florida từ chiều Thứ Tư 31/8/2016 và sẽ thành Bão Nhiệt Đới ngày 01/9/2016

Mưa Bão đã vào Florida từ chiều qua Thứ Tư 31/8/2016 những sẽ khốc liệt từ ngày 01/9/2016
VietPress USA (01/9/2016): Thống đốc Rick Scott của tiểu bang Floridahôm nay Thứ Năm 01/9/2016 đã ký lệnh 16-205 ban bố tình trạng khẩn cấp trên 51 quận hạt khắp toàn tiểu bang vì cơn bão áp thấp nhiệt đới mang tên Hermine đang tràn vào gây mựa lớn, ngập lụt diện rộng, bão lốc đang và sắp xảy ra càng lúc càng mạnh hơn.


Trong đêm Thứ Tư 31/8/2016, mưa rất lớn và gió lốc mạnh đã làm nhiều nơi bị lụt và nhiều ngôi nhà bị hư hại. Video cho thấy lực lượng Cảnh sát và cứu hộ đã đến giúp dân di tản trong đêm. Thống đốc bang Florida Rick Scott mở cuộc họp báo và công bố trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình, Internet cho hay tình trạng rất khẩn cấp được ban hành cho toàn tiểu bang Florida; nhưng đặc biệt sẽ rất nghiêm trọng tại các quận hạt sau đây:


Alachua, Baker, Bay, Bradford, Brevard, Calhoun, Citrus, Clay, Columbia, Dixie, Duval, Flagler, Franklin, Gadsden, Gilchrist, Gulf, Hamilton, Hernando, Hillsborough, Jackson, Jefferson, Lafayette, lake, Leon, Levy, Liberty, Madison, Marion, Nassau, Orange, Pasco, Pinellas, Polk, Putnam, Seminole, St.Johns, Sumter, Suwannee, Taylor, Union, Volusia and Wakulla.


Thống đốc Rick Scott ban hành tình trạng khẩn cấp toàn Bang Florida từ 01/9/2016
Vào khoảng 9:00pm tối Thứ Tư 31/8/2016, Thống đốc Rick Scott đã tăng thêm tên các quận hạt sau đây vào danh sách sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Escambia, Santa Rosa, Okaloosa, Walton, Holmes, Washington, Manatee, Osceola và Sarasota.

Video về cơn bão áp thấp nhiệt đới sắp vào Florida:

Thống đốc Rick Scott nói rằng "Đêm qua cơ quan theo dõi bão và bão nhiệt đới đã cho hay bão đã tiến vào bờ Vịnh của Florida từ Pasco County đến Gulf County. Chúng tôi được biết rằng Trung tâm Bão Quốc gia dự đón áp suất bão cấp độ 9 sẽ biến thành Bão Nhiệt đới trong ngày hôm nay. Rất nguy hiểm cho mỗi cư dân Floria phải chuẩn bị kế hoạch và chỗ trú ẩn an toàn cho bản thân và gia đình; chuẩn bị cho nhà cũa và cơ sở kinh doanh."



"Cư dân Florida nên tham khảo tại Website FLGetaPlan.com để chuẩn bị kế hoạch cho mình và gia đình mình. Tôi theo dõi rất sát các diễn tiến của cơn bão nầy và các nhân viên về khẩn cấp làm việc tích cực để bảo đảm rằng chúng ta sẵn sàng đối phó với bất cứ tình huống nào. Qua việc công bố trước tình trạng khẩn cấp toàn tiểu bang về cơn bão nầy; chúng tôi bảo đảm...


Mời Xem Tiếp tại:
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 

Thursday, September 1, 2016

Tiếp tục láo xược với nhân dân !!!


On Monday, August 1, 2016 4:28 AM, Toma Thien <> wrote:

Kính gởi đến Quý vị bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 248, ra ngày 01-08-2016.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban Biên tập
Tiếp tục láo xược với nhân dân !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 248 (01-08-2016)

          Chiều 29-7-2016, kỳ họp thứ nhất của Đảng hội (Việt cộng gọi là Quốc hội) khóa 14 đã bế mạc sau hơn một tuần làm việc (bắt đầu từ 20-07). Theo bài viết trên báo Nhân Dân điện tử ngày 30-07, trong buổi kết thúc này, ngoài Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều bộ trưởng cũng lên tiếng giải đáp các thắc mắc của một số đại biểu về các vấn đề thời sự quan trọng.

          Một trong những vấn đề ấy là “sự cố môi trường” (chữ của báo ND) ở bốn tỉnh miền trung. Giải đáp nội dung này, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: bước đầu, Công ty Hưng Nghiệp Formosa đã cam kết chuyển cho VN 250 triệu USD để khắc phục hậu quả sự cố môi trường (trong tổng số tiền phải bồi thường là 500 triệu USD). Các công việc liên quan hỗ trợ, bồi thường cho người dân được Chính phủ chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt. Bộ đang tiến hành các biện pháp xử phạt 53 hành vi vi phạm hành chính đối với Công ty này, cùng với đó là kế hoạch rất toàn diện về khắc phục các vi phạm của Formosa…. Ngay từ khi xảy ra sự cố, Bộ phối hợp các bên liên quan, bên cạnh tìm ra nguyên nhân, còn tiến hành bài bản, hệ thống và khoa học đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, sinh thái môi trường biển. Dự kiến ngày 15-8-2016, sau khi được các nhà khoa học thẩm định, Bộ sẽ công bố các thông tin về xét nghiệm môi trường, đánh giá về mức độ ô nhiễm cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục, phục hồi các hệ sinh thái, môi trường…”. 

          Báo cáo của Thủ tướng và giải đáp của bộ trưởng TN-MT trên đây cho chúng ta thấy: dù bị công luận phân tích và phê phán kịch liệt kể từ cuộc họp báo hôm 30-06, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vẫn điềm nhiên nhận số tiền bồi thường 500 triệu USD hết sức bèo bọt từ Formoma trong khi chưa nắm rõ mức độ thiệt hại của thảm hoạ môi trường. Mà nắm vững sao được, vì hôm 26-7-2016, Quỹ bảo vệ Biển Đức Deutsche Stiftung Meereschutz (DSM), có Tuyên bố báo chí tiết lộ rằng “Chính phủ VN đã nhờ một số chuyên gia quốc tế tư vấn cho quá trình điều tra thảm họa môi sinh này. Nhưng đáng tiếc nhiệm vụ của họ lại chỉ hạn chế trong việc đọc và góp ý kiến cho bản báo cáo của một số nhà khoa học trong nước, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học VN đưa ra, cũng như một chuyến tham quan cưỡi ngựa xem hoa tại chỗ, như chuyên gia Đức, Tiến sỹ Friedhelm Schroeder cho biết. Nhà hóa học từng có 25 năm thâm niên tại trung tâm nghiên cứu Helmholtz Geesthacht, hiện là cố vấn khoa học của viện này lấy làm tiếc là ý nguyện được tự lấy mẫu (mang về Đức) đã không được chấp thuận”. Tuyên bố báo chí này cũng cho hay là nhà cầm quyền VN “không hề có giải pháp làm sạch môi sinh” dù Trần Hồng Hà khẳng định: “Ngay từ khi xảy ra sự cố, Bộ phối hợp các bên liên quan, bên cạnh tìm ra nguyên nhân, còn tiến hành bài bản, hệ thống và khoa học đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, sinh thái môi trường biển. Dự kiến ngày 15-8-2016, sau khi được các nhà khoa học thẩm định, Bộ sẽ công bố các thông tin về xét nghiệm môi trường, đánh giá về mức độ ô nhiễm cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục, phục hồi các hệ sinh thái, môi trường”.

          Về lý do chậm trễ trong việc đưa ra kết luận thảm họa môi trường, Báo cáo của Nguyễn Xuân Phúc lý giải rằng đó là do quá trình đấu tranh để buộc Formosa thừa nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, báo cáo hoàn toàn không đề cập gì đến việc nhiều quan chức lãnh đạo thuộc nội các chính phủ đã liên tục công bố sai trái về nguyên nhân cá chết hoặc cấm cản việc thông tin điều tra độc lập về vụ việc (điển hình là Võ Tuấn Nhân và Trương Minh Tuấn); những công bố và cấm cản này chẳng những đã lừa dối người dân mà còn chạy tội cho Formosa trong khi (theo báo cáo) chính phủ "đấu tranh" với nó. Mỉa mai thay, kết quả của cuộc "đấu tranh" giữa một bên là chính phủ quốc gia, một bên chỉ là một công ty nước ngoài lại dẫn đến kết luận là Formosa thừa nhận có 53 hành vi vi phạm hành chính, đang lúc công luận cho đây là những vi phạm hình sự và đáng bị đưa ra tòa. Thành thử chẳng lạ gì mà báo Nhân Dân dùng chữ “sự cố môi trường” theo đuôi Tổng bí thư cộng đảng. Khi nói về vụ cá chết lần đầu tiên hôm 18-07 nhân phát biểu tại hội nghị do Hội đồng bầu cử tổ chức, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Sự cố hải sản chết bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu cử”. Rõ ràng là thái độ bao che tiếp cho tội phạm sinh thái lừng lẫy năm châu này!

          Báo cáo cũng không giải thích được vì sao Formosa chỉ trong giai đoạn chạy thử nghiệm mà có thể dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt - một hiện tượng mà bình thường một nhà máy thép đi vào hoạt động nếu có làm tổn hại môi trường cũng phải đến nhiều năm người ta mới khám phá ra hệ luỵ của nó. Chính vì vậy mà báo cáo hoàn toàn không đả động gì đến số lượng và loại hoá chất độc hại mà Formosa đã thải ra trong mấy ngày. Điều đó dễ hiểu vì theo Tiến sỹ Schroeder (trong Tuyên bố báo chí nói trên), chính sách bảo vệ môi trường trong thực tế là không hoạt động ở VN. Toàn bộ vùng bờ biển bị ảnh hưởng bao gồm vô số nhà máy mà hầu hết đều thải thẳng nước không lọc xuống biển, ông giải thích, đồng thời phê phán rằng: trong quá trình điều tra, người ta đã bỏ qua tất cả các thủ phạm tiềm năng khác.

          Về việc truy cứu trách nhiệm, Báo cáo cũng cho biết là Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành và UBND Hà Tĩnh tiến hành kiểm điểmlàm rõ trách nhiệm đối với những thiếu sót của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trời! Trước một thảm hoạ lớn lao như thế, với những tuyên bố và hành vi cố tình lừa bịp người dân, bao che thủ phạm trong cả mấy tháng sau khi cá chết, với nhiều chỉ dấu làm "sai quy trình" trầm trọng của cán bộ (do đã nuốt lỡ tiền “lại quả” của Formosa), chưa kể cả một chiến dịch đàn áp khốc liệt từ mấy tháng qua do bộ công an thực hiện đối với những công dân lên tiếng bảo vệ môi trường... Chính phủ dự trù chỉ “kiểm điểm và “làm rõ trách nhiệm với những "thiếu sót để rồi sau đó làm chìm xuồng vụ việc. Thật là láo xược với dân chưa từng thấy!

          Một thái độ láo xược khác phải đề cập, lần này không từ Chính phủ mà là từ Quốc hội Việt cộng, qua lời nói của kẻ đứng đầu nó: Nguyễn Thị Kim Ngân.
          Tại buổi họp báo hôm 23-7-2016, tân Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị cộng đảng đã phát biểu như sau: “Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác… Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”. (BBC ngày 25-7-2016). Câu này gợi nhớ phát biểu tương tự của cựu đại biểu Tôn Nữ Thị Ninh vốn từng ăn nói lôm côm trước cộng đồng người Việt tại Mỹ cách đây nhiều năm và đã được đồng bào dạy cho một bài học. Thoạt nghe, lời của Nguyễn Thị Kim Ngân có vẻ tiến bộ. Nhưng theo Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (bài “Bà Ngân láo”), “đây là cách nói rất mách qué, xấc xược, láo lếu, vô học. Ai là bố mẹ? Ai là con cái? Ngân cũng tỏ ra là đứa con gái mất dạy, không biết nghe lời bố Hồ đã dầy công dạy bảo: dân là chủ, cán bộ là đầy tớ! Đây cũng là lối nói lừa bịp hết sức lưu manh về chính trị. Mà theo tôi là cố tình của bè lũ bộ chính trị ở Hà Nội, Ngân chỉ là phát ngôn viên. Thực chất vẫn chỉ quảng cáo kiểu ‘thuốc ho Bà Lang Trọc’ cho chiêu bài bịp bợm dân chủ từ trên xuống. Dân chủ do trên ban phát theo kịch bản mà 19 tên trong Bộ chính trị đạo diễn. Dân tộc ta bác bỏ hoàn toàn loại dân chủ giả hiệu này”.

          Chưa hết, trong kỳ họp đầu tiên của tân Quốc hội khóa 14, Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định “sẽ giám sát chặt chẽ vụ Formosa” đang khi kẻ đầu têu chịu trách nhiệm cấp phép đầu tư cho dự án Formosa (tức Võ Kim Cự) lại vừa được phê chuẩn vào ban Kinh tế Quốc hội. Việc chính thức phê chuẩn kẻ đang bị dư luận và báo chí tập trung chú ý trong những ngày qua sau khi nhà cầm quyền VN thừa nhận Formosa là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất từ trước tới nay đã gây nhiều công phẫn trong dân chúng, giới chuyên gia và các nhà hoạt động (x. VOA 25-07-2016).

          Cũng trong thời gian này, 11 ngày sau Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ tranh chấp Phi-Hoa (12-07), Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố: “Phán quyết dài tới 500-600 trang nên chúng ta phải nghiên cứu kỹ xem có vấn đề gì ảnh hưởng đến lợi ích của VN thì sẽ phát biểu tiếp”. Đây là kiểu láo xược trắng trợn vô liêm sỉ. Phán quyết dài 500-600 trang, nhưng hầu hết là tài liệu, lý luận, giải thích những yếu tố đưa tới phán quyết. Còn bản chất của phán quyết chỉ là những câu trả lời “có” hay là “không” cho 15 câu hỏi (đệ trình) của Phi, 15 câu hỏi này được tóm tắt trong vài trang giấy và đã được cả thế giới biết rõ từ 3 năm nay. Chính phủ VN đã có 3 năm để suy nghĩ xem hậu quả của mỗi câu hỏi sẽ là gì nếu được trả lời “có” hay “không”, sẽ tốt hay xấu cho VN và sửa soạn sẵn phản ứng cho mỗi trường hợp. Vậy mà bây giờ lại viện cớ là phán quyết dày 500, 600 trang, cần thì giờ để đọc! Rồi đang khi dân chúng Phi đổ ra đường reo hò mừng thắng lợi, người Việt ở Phi cũng kéo nhau đến tòa đại sứ Trung Cộng tại Manila đòi trả lại đất đai của tổ tiên, còn dân Việt trong nước bao người đã xuống đường phản đối Ðường Chín Ðoạn, chung vui với dân Phi, thì Nguyễn Thị Kim Ngân lại chỉ trích: “Không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.

          Tưởng chỉ có đám dư luận viên hạng bét mới dùng luận điệu “đã làm được gì cho đất nước chưa”, không ngờ chủ tịch QH cũng dùng luận điệu đó. Điều này cho thấy tư cách và trình độ y thị. Ngăn cấm người khác ý với mình đóng góp cho đất nước, viết hẳn vào điều 4 Hiến pháp quyền thống trị tuyệt đối và toàn diện của đảng, dùng hệ thống công an vĩ đại tốn kém để bịt miệng trói tay người dân, gạt bỏ tất cả các ứng cử viên quốc hội không theo phe mình… Vậy mà còn chất vấn người ta đã làm được gì cho đất nước chưa! Đảng của mình thì tham nhũng bóc lột, gian dối bạo hành chưa từng thấy trong lịch sử, làm đất nước suy kiệt mọi mặt, hủy hoại môi trường, phá hoại đạo đức, lệ thuộc Tàu cộng, vậy mà còn trơ trẽn hỏi người khác đã làm được gì cho đất nước chưa!

          Thành ra sẽ mãi mãi không thể tin được cái đảng, cái nhà nước, cái quốc hội gồm những kẻ vô tổ quốc, vô đồng bào, vô dân tộc này. Nhân dân phải xuống đường hàng vạn, hàng triệu để dứt bỏ cho được cái nguyên nhân số một làm dân tộc điêu đứng và Tổ quốc lâm nguy như hiện nay.
          BAN BIÊN TẬP


__._,_.___

Posted by: 8406news 

Kính gởi đến Quý vị bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 250, ra ngày 01-09-2016.


On Thursday, September 1, 2016 7:05 AM, Toma Thien <> wrote:


Kính gởi đến Quý vị bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 250, ra ngày 01-09-2016.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban Biên tập
Chìm… !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 250 (01-09-2016)
          Ngày 22-08-2016, tại thành phố Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị, một hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã được tổ chức để công bố rằng biển 4 tỉnh Miền Trung đã sạch. Ông Hà nói rằng ngay sau khi hiện tượng cá chết ở vùng này xảy ra, bộ đã huy động một lực lượng chuyên gia hùng hậu để quan trắc môi trường biển, và nay đã có kết quả khách quan, toàn diện. Về phía chuyên gia, một giáo sư tên Mai Trọng Nhuận đã lên đọc báo cáo rồi công bố hai kết luận, một của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một của Bộ Y tế về tình trạng môi trường biển. 

Cả hai kết luận đều cho rằng nước biển Miền Trung đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi thủy sản (cá có ăn được chăng thì chưa biết). Rồi nhằm minh chứng cho công bố này, ông Bộ trưởng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã tắm biển và thưởng thức hải sản (lấy từ đâu?) ở bãi biển Cửa Việt. Điều đó có nghĩa là vùng biển 4 tỉnh Miền Trung bị nhiễm độc tự nó đã làm sạch được trong thời gian mấy tháng, mà không cần có hoạt động nào của con người. Thật là kỳ diệu! Có một không hai trên thế giới! Chắc là nhờ hồng phúc vô lượng của Bác và Đảng!

          Liên hệ đến điều này, cả thế giới –trong nỗi hãi hùng– vẫn không quên chuyện vùng biển Minamata ở tỉnh Kumamoto, vào nửa đầu thế kỷ XX, đã bị nhiễm độc cũng do một nhà máy thải hóa chất (phenol, cyanur) xuống biển, y như Formosa nhà ta, với diện tích chỉ bằng một nửa. Chính quyền Nhật đã phải tung ra gần 50 tỷ yên và phải để ra gần 40 năm nạo vét lòng biển, diệt sạch mọi giống thủy sản bị nhiễm độc ở đó, đồng thời tuyệt đối cấm ngư dân đánh bắt trong vùng, mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. 

Thế nhưng, ngày ấy, với sự quyết liệt và triệt để trong cách xử lý như vậy, nước Nhật vẫn không ngăn cản được một căn bệnh thuộc loại khủng khiếp nhất mọi thời đại, mang tên từ vùng ấy, bệnh Minamata. Máu của những người tắm biển, ăn cá và các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm cyanur và phenol nhưng họ không hề hay biết. Và một thời gian không lâu, cư dân thành phố thơ mộng, xinh đẹp này bỗng phát bệnh: tay chân bại liệt, mình run lẩy bẩy, tai điếc mắt mờ, ăn nói lắp bắp, miệng rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, đầu teo, mù điếc, sống thoi thóp trong què quặt và dị dạng. Số người mắc bệnh Minamata do nhiễm hóa chất từ công ty Chisso thải ra đã lên tới 17.000!
          Thành ra những nhà khoa học chân chính, những nhà hoạt động xã hội, những ngư dân đang lâm nạn và có lẽ phần lớn người dân VN chẳng ai tin vào những gì mà Việt cộng (VC) vừa công bố qua miệng Trần Hồng Hà, hay nói cách khác là VC công bố điều gì thì phải hiểu ngược lại. Một lần thất tín, vạn lần bất tin. Mà VC từ 71 năm qua đã thất tín cả triệu triệu lần rồi.

          Mới đây, trên đài Á châu Tự do ngày 30-08, giáo sư tiến sĩ Trần Tứ Hiếu, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đồng ý với giải thích cho rằng môi trường tự nhiên có cơ chế tự làm sạch như trong báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường. Tuy nhiên, ông nói rằng quá trình đó phải rất lâu mới có thể đạt được: “(Hóa chất) trôi đi và sóng… pha loãng dần ra chứ nếu đứng im thì còn lâu. Nhờ được phân tán đi thôi chứ đâu có ai lọc hay làm gì mà biết được. Trong điều kiện tự nhiên nó pha loãng dần thì người ta gọi là làm sạch tự nhiên; ngoài ra nay không được thải thêm nữa. Do đó người ta nói là nước sạch có thể tắm và nuôi hải sản được chứ không nói cá ăn được. Những con cá bị nhiễm rồi thì (chất độc) vẫn còn nằm trong đó. Còn số (độc chất) lắng xuống trầm tích thì nằm ở đó chứ đi đâu, và người ta cũng chỉ nói trong trầm tích chứ có nói trong nước đâu. Bây giờ nói xử lý biển thì khó lắm, lâu lắm!”. 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, thuộc Viện Hải dương Nha Trang, cũng cho rằng ngoài qui trình tự làm sạch của thiên nhiên, cần phải có tác động của con người thì mới có thể dọn sạch ô nhiễm: “Cục An toàn Thực phẩm nói hàm lượng những chất độc hại vẫn cao hơn mức cho phép. Mẫu cá do dân đánh bắt được về qua xét nghiện vẫn thấy cyanur, phenol cao. Ở một số nơi mức kim loại nặng vẫn vượt mức cho phép. Nên Cục An toàn Thực phẩm vẫn nói chưa đạt chuẩn an toàn về thực phẩm. Hàm lượng mà những hải sản này nhiễm chưa đủ gây chết chúng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hải sản đánh bắt về không bán được và nhất là số mua đông lạnh nay không ai mua. Tôi thấy tại những bãi ngang, người dân vẫn chưa nuôi. Chuyện làm sạch môi trường cần phải theo dõi, kiểm soát, quan trắc thường xuyên xem mức độ biến động ra làm sao.

          Tuy vậy, trong bài “Thảm họa Formosa–Vũng Áng: 25 câu hỏi đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Hồng Hà” viết ngày 28-08, tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, từ CHLB Đức, đã chất vấn: “Các ông có dám khẳng định rằng các ông không bị ngu đần để nói bâng quơ rằng biển tự làm sạch? Các ông đừng cố tình đánh tráo khái niệm môi trường tự nhiên có khả năng tự làm sạch, như một ông TS “đánh thuê” dùng từ natural remediation. Xin thưa: biển hay bất kỳ hệ sinh thái nào đó nó luôn có qui luật tự làm sạch bằng những quá trình địa–lý–hóa–sinh. Nhưng chỉ với điều kiện ảnh hưởng ở mức phải chăng, ô nhiễm không bị quá tải; còn biển đã chết, lấy cái gì làm sạch nếu chỉ bấu víu vào rửa trôi pha loãng; những vùng san hô đã chết bởi chất độc kia dựa vào cái gì để tự phục hồi, nếu không có sự đầu tư và vào cuộc vất vả của con người để hỗ tợ tái tạo? Còn chất độc bị dòng hải lưu và thủy triều phát tán pha loãng kia, nó không được gọi là tự làm sạch đâu, mà chất độc chỉ được mang từ vùng này sang vùng khác. Chất độc có phát tán ra thì phần lớn cũng nằm trong lãnh hải vùng biển VN, và thủy sinh ở đây cũng sẽ hấp thụ và cuối cùng nó cũng đi vào miệng các ông đấy.” (câu hỏi 17).


          Vì sao Việt cộng vẫn thản nhiên chà đạp ý kiến công luận và coi thường trí tuệ nhân dân để tuyên bố như thế? Đó chỉ là vì muốn cho vụ Formosa “chìm xuồng” như bao tội ác tầy trời khác, khởi từ cuộc Cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh chỉ đạo. Việc đoạt quyền của các nạn nhân để tự ấn định và chấp nhận số tiền bồi thường (500 triệu đô) đầy tính lăng nhục, việc tùy tiện chi dùng, phân phối nó theo kiểu bố thí cho các ngư dân (chưa kể bỏ túi), việc huênh hoang tuyên bố quyết liệt thực hiện điều này điều nọ nhưng chỉ nói chứ không làm, việc bao che đến cùng cho tên tội phạm Formosa và các tên đồng phạm trong bộ máy cai trị, việc đàn áp khốc liệt những công dân, nhất là giáo dân biểu tình đòi truy tố và tống cổ Formosa, việc tấn công lăng nhục thô bỉ những lãnh đạo tinh thần đang muốn sát cánh và hướng dẫn tín đồ đòi công lý, và việc rắp tâm không khởi tố tên tội phạm theo đòi hỏi khởi kiện của người dân (phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 03-08 tại Hải Phòng)… tất cả đều nằm trong chiến dịch cho chìm xuồng vụ việc.

          Mới đây cũng có một vụ việc động trời được cho chìm xuồng khác, đó là chuyện các quan chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái thanh toán nhau ngày 18-08. Theo công bố trong chiều cùng ngày của thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh –chắc nhờ tài điều tra nhanh nhất và giỏi nhất thế giới– thì Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn chết bởi Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái. Sau khi hành sự, anh này đã tự kết liễu đời mình.
          Lúc vụ ba người chết ở Yên Bái được loan báo trên mạng lần đầu tiên, bác sĩ Vàng À Sàng, giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, đã cho hay rằng: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập. Thông tin này được đăng tải bởi báo Tiền Phong và blogger Hoàng Trần của Danlambao đã dựa vào đó để đưa ra nghi vấn về một hung thủ thứ 4 đã bắn chết Đỗ Cường Minh, trong bài viết “Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu tại Yên Bái”. Tuy nhiên, sau đó, lời nói của bác Sĩ Vàng À Sàng đã bị đổi lại, nghĩa là viên đạn đã đổi chiều. Câu trong bài viết trên đã biến mất và được thay thế bằng câu: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn vào đầu, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập”.

          Dù cả ba như thế nào trước công luận, thì mạng người vẫn rất quý. Những kẻ thiệt mạng cũng có quyền không phải chết trong cảnh bóng tối che phủ khiến làm nổi lên những nghi ngờ. Gia đình các nạn nhân, con cháu họ đời nay và đời sau cũng có quyền biết sự thật. Cả ba người tạ thế đều là nạn nhân của guồng máy cai trị mà họ tham dự, như tất cả mọi công dân Việt khác. Khổ nỗi, sau khi chết đi, họ tiếp tục là nạn nhân của một guồng máy bưng bít sự thật, chuyên đời cho chìm xuồng những vụ việc có hại cho đảng Việt cộng hay cho những phe nhóm trong đảng.

          Công luận cho rằng Ðỗ Cường Minh đã bị giết cùng với hai nạn nhân kia. Có người còn nói một nhân vật thứ ba hiện diện tại phòng ông Tuấn khi súng nổ, một tài xế, đã bị công an bắt ngay, giờ không biết đang ở đâu, hồ sơ công an cũng chẳng nhắc tới. Công luận cũng giải thích cái chết của Phạm Duy Cường là hậu quả của việc Nguyễn Phú Trọng đang thay đổi chức vụ chỉ huy các quân khu để nắm chặt thêm quyền lực, trong đó có vụ viên tướng tư lệnh Quân khu II, đặt tại Yên Bái, vừa chết bất ngờ sau khi mới nhậm chức mấy tháng. Tất nhiên, tên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ của Nguyễn Phú Trọng cũng được nhắc đến! Người thì bảo đây là phe Ba Dũng trả thù. Người lại nói đây chính là phe Nguyễn Phú Trọng diệt trừ phe Nguyễn Tấn Dũng!

          Bao lâu đảng Việt cộng còn ngồi trên đầu trên cổ nhân dân VN, thì những vụ việc, những tội  ác như trên tiếp tục được cho chìm xuồng, bởi lẽ bít lấp là một trong ba chân của cái kiềng giữ vững chế độ cộng sản, hai chân kia là bạo lực và bịp lừa. Cho dù nhân dân và nạn nhân có kêu gào công lý đến khản cổ, ngay cả nhờ mạng internet đi nữa, VC vẫn thản nhiên bỏ ngoài tai. Chỉ có một cách bắt nó phải lắng nghe, đó chính là mỗi tôn giáo (trong sự liên kết các tín đồ) và mọi tôn giáo (trong sự liên kết các giáo hội) phải đồng lòng ý thức, đồng lòng cầu nguyện, đồng lòng lên tiếng, đồng lòng hành động. Hành động lúc này cụ thể là khởi kiện Formosa và xuống đường biểu tình.

 Giáo phận Công giáo Vinh (bao gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) đang nêu gương về chuyện đó. Các giáo phận khác và các giáo hội khác cũng nên làm như vậy, để đến lúc toàn dân nhảy vào cuộc. Con tàu VN do đảng VC lái đang chìm dần. Chúng ta muốn sống phải khẩn cấp hất tên lái tàu tệ hại này qua một bên để giành lấy quyền điều khiển. Bằng không thì tất cả Dân tộc và Đất nước sẽ chết chìm mãi mãi.
          BAN BIÊN TẬP


__._,_.___

Posted by: 8406news 

Wednesday, August 31, 2016

Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc


Thêm ý kiến về Phật giáo và Dân tộc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
gal_0421geraghty1_622.jpg
Hình ảnh minh họa
Courtesy phatgiao.org.vn
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Sau khi bài “Phật giáo và dân tộc” được phát thanh Thượng tọa Thích Quảng Ba là thành viên và hiện đang phục vụ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan hiện nay là Phó hội chủ đã có yêu cầu được lên tiếng trước nhận định của Thượng tọa Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ trong bài Phật giáo và Dân tộc. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn Thượng tọa Thích Quảng Ba để rộng đường dư luận sau đây.
Xin được ghi lại huấn từ của Thượng tọa Thích Nhật Từ:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị, giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”

Hoạt động xã hội của Phật giáo

Mặc Lâm: Xin thượng tọa cho biết tại sao ngài không đồng ý với quan điểm của Thượng Tọa Thích Nhật Từ?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là “tu rục, tu rị” không có tính cách hội nhập tích cực để mà dấn thân phụng sự xã hội thì điều đó tôi cho là hoàn toàn sai.
Nhiều người nghĩ rằng Phật giáo là “tu rục, tu rị” không có tính cách hội nhập tích cực để mà dấn thân phụng sự xã hội thì điều đó tôi cho là hoàn toàn sai.
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
Thật ra mà nói Phật giáo chưa bao giờ có chủ trương làm chính trị, thậm  chí có một số giai đoạn các nhà cầm quyền quân chủ đã quá quý trọng kiến thức quảng bá và các tài năng dức độ với các nhà sư để phong họ lên quốc sư trong khi họ không tham dự triều chính, họ chỉ hiến những ý kiến tốt đẹp nhất để đem lại sự thịnh trị cho đất nước. Họ không nắm giữ quyền, họ không có bổng lộc và chưa bao giờ dựa vào thế của chính quyền hay nhà cầm quyền để làm ích lợi cho hệ thống Phật giáo. Dĩ nhiên có một số nhà vua xuất công quỹ làm chùa, đúc một vài quả chuông nhưng thật sự chưa bao giờ có sự lạm dụng Phật giáo đối với cơ chế chính trị trong quá khứ cũng như hiện tại.
Tuy nhiên khi nói rằng Phật giáo phải bắt chước các hoạt động xã hội từ thiện của những tôn giáo khác thì cũng hơi bất công. Chúng tôi là tu sĩ trong từng ngôi chùa, hiện tại có 17.500 tu trì trong đất nước Việt Nam lúc nào cũng gần gũi dân chúng, giúp đỡ cho họ chia sẻ đời sống của họ.
Dĩ nhiên chúng ta thấy một số chùa đang lớn mạnh lên. Một vài chùa do chính bản thân các đại gia dùng tiền tham nhũng hối lộ, buôn bán bất công dựng ra và họ tự làm chủ, cái đó không thể đổ thừa cho Phật giáo được vì trên nguyên tắc ai cũng có quyền lập chùa.
Chúng ta đã thấy nhà vua lập chùa, công chúa lập chùa, hoàng hậu lập chùa, dòng họ lập chùa, cá nhân hay gia đình nào cũng lập chùa được chứ không phải chỉ có nhà sư mới độc quyền được lập chùa. Đặc biệt Phật giáo chưa bao giờ nhận lệnh chỉ huy điều động từ một đất nước khác, từ một thể chế khác ngoài Việt Nam mà can dự vào Việt Nam cho dù sự can dự ấy có mang lại mục đích tốt đẹp nhưng đa số làm cho lòng người của tín đồ hướng về nước ngoài mà không yêu đất nước mình thì đấy là một điều mà chúng tôi thấy Phật giáo chưa bao giờ có.
quan_diem_phat_giao_400.jpg
Hình ảnh minh họa. Courtesy nguoiphattu.com
Mặc Lâm: Hiện nay nhiều ngôi chùa công khai đem tượng Hồ Chí Minh và có nơi cả ông Đỗ Mười vào thờ như những Bồ tát. Nếu nhận thức về điều mà Thượng tọa Thích Nhật Từ đưa ra là Xã hội quan và đạo đức quan thí có lẽ nó có tính cách hỗ tương giữa sự đóng cửa tu hành và mở cửa chùa để Phật tử dấn thân?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Trước nhất thưa anh Mặc Lâm điều đó không do Phật giáo chủ trương mà đó là sự lợi dụng để làm kinh tế của một số cá nhân. Người nào đó có lẽ là cựu đảng viên vì họ biết quần chúng mê muội không hiểu rõ vai trò tôn giáo nằm ở chỗ nào và lãnh tụ chính trị nằm ở đâu.
Họ biết là quần chúng một số đông hiểu Phật pháp hơi sơ đẳng, Người cộng sản có công tiêu diệt năng lực, nội lực, nội hàm Phật giáo ở miền Bắc suốt 70 năm nay làm cho Phật tử miền Bắc gần như không biết gì giáo lý nữa cho nên họ có hiều biết sai lầm về đạo mẫu hay là về những nhân vật anh hùng lịch sử cho nên biến thành nhân vật tôn giáo đó là hoàn toàn sai.
Phật giáo chúng tôi không bao giờ chủ trương như vậy và chưa có tổ chức tôn giáo nào lại đánh đồng lãnh tụ chính trị, bất kể công ơn của họ với dân tộc cỡ nào, thành thần thánh của tôn giáo cả.

Phật giáo bị bách hại

Mặc Lâm: Phật giáo sở dĩ bị lệch lạc như Thượng tọa vừa nói do thiếu hiểu biết về đạo mẫu, tuy nhiên nếu không áp dụng những gì xảy ra chung quanh thì làm sao phật tử tự trang bị cho mình số vốn kinh nghiệm cho bản thân, đó là chưa nói tự bảo vệ Phật giáo không bị xâm hại trước các hiện tượng xấu cũng như việc Phật giáo có thể bị bách hại?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Khi nói Phật giáo bị bách hại thì anh phải nói hai mảng tại vì cái mảng của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì bị cưỡng bức lần lượt tiêu diệt hết nhân sự các hoạt động độc lập chỉ còn vài vị lãnh đạo tối cao tượng trưng thôi. Các ngài không làm gì được ví dụ như hòa thượng Quảng Độ của chúng tôi.
Nhưng điều đó không phải do chúng tôi muốn mà đó là chính sách bất công vô lý của nhà nước Việt Nam thôi còn giáo hội Phật giáo Việt Nam họ có được hoạt động mặc dù giáo hội đó bị nhà nước không chế khép vô làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc nhưng họ được một số hoạt động rất ít. Họ không đầy đủ tự do như chúng tôi trước 75 nhưng họ cũng được lập chùa cũng được dạy tăng chúng. Họ cũng được làm từ thiện và làm một số việc rất giới hạn và dĩ nhiên mọi chính sách đều phải thông qua sự chấp thuận của nhà nước mới được hoạt động.
Khi nói Phật giáo bị bách hại thì anh phải nói hai mảng tại vì cái mảng của chúng tôi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thì bị cưỡng bức lần lượt tiêu diệt hết nhân sự các hoạt động độc lập chỉ còn vài vị lãnh đạo tối cao tượng trưng thôi. Các ngài không làm gì được ví dụ như hòa thượng Quảng Độ của chúng tôi.
-Thượng tọa Thích Quảng Ba
Chúng tôi cho rằng họ cũng bị đàn áp tôn giáo mặc dù với cá nhân của nhiều tu sĩ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam họ cho là họ không bị đàn áp. Nhưng cái nhìn của chúng ta đến từ xã hội dân chủ như ở Mỹ ở Úc thì cho rằng họ đang bị đàn áp khốc liệt bởi vì họ không được tự quản giáo hội của họ mà phải nằm trong cơ chế chính trị, bị nhà nước trực tiếp điều hành và điều khiển, làm từ thiện cũng phải báo cáo, xin phép.
Mặc Lâm: Thượng tọa đã bác bỏ chuyện Phật giáo dấn thân vào xã hội và chính trị dưới sự điều hành hay hướng dẫn của một đơn vị nhỏ nhất là ngôi chùa. Nếu Phật tử từ chối việc phản kháng với chính quyền về những gì mà họ ép buộc, sách nhiễu khi tu tập, phải chăng sự từ chối này có thể dẫn đến ngõ cụt của chính bản thân người Phật tử?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Thưa anh có thể cái tổ chức Phật giáo bị tiêu diệt thí dụ như Phật Giáo Việt Nam Thồng nhất đang bị tiêu diệt còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đang bị khống chế, đang bị làm biến thái, đang bị lợi dụng và sử dụng nhưng nó vẫn có tổ chức.
Nhưng như tôi đã nói lúc đầu, Phật giáo không quan trọng tổ chức. Phật giáo có thể tồn tại không cần tổ chức và không có tổ chức. Phật giáo có nhiểu tổ chức, rất nhỏ, từng đơn vị mỗi nhà hay mỗi chùa là một tổ chức vẫn được như thường. Trong quá khứ 2.000 năm Phật giáo chưa từng có giáo hội nhưng vẫn tồn tại trong lòng lịch sử Việt Nam.
Trên toàn thế giới không có nước nào có giáo hội cả mà họ có tăng đoàn, nhiều tăng đoàn mà tăng đoàn không điều hành như tổ chức của giáo hội nhưng vẫn rất mạnh. Phật giáo đâu cần tổ chức nhưng vẫn làm mọi việc. Có tinh thần hợp tác, tinh thần dấn thân phụng sự thì làm được chứ không phải có tổ chức trung ương tập quyền mới làm được. Chúng tôi không tin tổ chức.
Mặc Lâm: Tăng đoàn mà Thượng tọa vừa nhắc tới cũng vẫn là tập thể vì ít nhất cũng phải có từ 5 tới 10 người trở lên mới có thể gọi là tăng đoàn. Đối với chính quyền Việt Nam thì đã là tập thể thì sẽ luôn luôn bị chú ý, Tăng đoàn vì vậy không khác gì với Giáo hội cả. Theo ý của Thượng tọa thì một tập thể nhỏ như tăng đoàn và sức mạnh lớn như Giáo Hội có điều gì khác nhau?
Thượng tọa Thích Quảng Ba: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bây giờ do một vài xáo trộn đang rất là khó khăn nội bộ thành ra vấn đề tăng đoàn ý nghĩa nguyên thủy là bất cứ tập thể tu hành nào trong một ngôi chùa từ 5-7 vị trở lên thì có thể gọi là một tăng đoàn rồi. Tất nhiên một tổ chức nhỏ như tăng đoàn thì mỗi tổ chức có thể làm được những việc cần cho quần chúng chung quanh họ thì đó là sức sống, khả năng tồn tại hòa quyện giữa dân tộc và đạo pháp. Còn xây dựng một trung ương tập quyền toàn quốc thống lãnh mọi người thì đó là điều chúng tôi không mong muốn, không nhất định đã hay và đã đúng. Hễ ai nắm được cấp trung ương của tổ chức đó thì họ sẽ tước đoạt mọi tự do các thành viên trong tổ chức đó là điều mà đạo Phật không mong muốn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn Thượng Tọa.




Phật giáo và dân tộc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-25
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
la-phat-tu.jpg
Phật tử
Photo courtesy of phatgiaoaluoi.com
Phật giáo và dân tộc
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Có không ít nhận định rằng Phật giáo Việt Nam hiện nay không dấn thân vào các sinh hoạt xã hội hay kinh tế, chính trị của đất nước và điều này khiến hình ảnh của người Phật tử được xem như chỉ biết thuần thành trong phạm vi tu tập và quên đi vấn đề nhập thế mà nhà Phật đã truyền bá cách đây hàng ngàn năm.
Có thể nói hiện nay Chùa Giác Ngộ là một trong vài nơi hiếm hoi vẫn giữ tông chỉ nhập thế và truyền bá Phật pháp qua các hoạt động giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện lẫn chính trị. Trong bài thuyết giảng khóa tu “Ngày an lạc” với sự tham gia của hơn 650 tu sinh cùng Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã huấn từ những gì mà Phật tử thường hiểu lầm từ bấy lâu nay:
“Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta cứ nghĩ Phật giáo là tôn giáo tu rục, tu rị, đó là một cái nhìn rất thiển cận và sai lầm về tính đa diện của đạo Phật minh triết và đạo đức.
- Thượng tọa Thích Nhật Từ
Nói một cách nôm na Phật giáo bao gồm: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan, tu tập quan và giải thoát quan. Việc đánh giá sai lầm của một số quần chúng chỉ liên hệ đến một phương diện trong nhóm vừa nêu, đó là: tu tập quan. Còn các phương diện rất quan trọng mà đức Phật đóng góp cho tư tưởng của nhân loại đó là: thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan, đạo đức quan qua hệ thống triết học đặc biệt của Ngài mà hầu như giới chính trị giới kinh doanh, giới tri thức, giới bình dân ít biết đến.
Một phần là do đạo Phật bị ảnh hưởng bởi nghi thức đọc tụng được sử dụng trong các chùa chỉ chọn lọc vài ba kinh tín ngưỡng lại được diễn đạt bằng ngôn ngữ Hán-Việt vốn rất xa lạ với cộng đồng Phật giáo Việt Nam trong nước và nước ngoài.”
Lý do gì khiến Phật tử Việt Nam trở nên co lại trong khuôn viên tu tập và quên đi sự khổ nạn của chúng sinh, điều mà Đức Phật răn dạy từ xưa?
Người Phật tử còn nhớ tháng 5 năm 1994 khi giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức cứu trợ đồng bào bão lụt miền Tây thì chính quyền ra lệnh bắt phái đoàn gồm 60 tăng ni và 300 Phật tử. Trong vụ này Hòa thượng Thích Quảng Độ bị kết án năm năm, Thượng tọa Thích Không Tánh, Thích Nhật Ban và cư sĩ Nhật Thường bị ba đến năm năm tù.
Điều này đã gây chấn động lương tâm người theo đạo Phật và đồng thời ngăn cản mọi ý nghĩ hoạt động xã hội trong giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giải thích lý do người theo phật giáo hững hờ với xã hội, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết:
“Người ta cứ nói rằng 80-90% Phật tử Việt Nam là con số rất lớn nhưng tại sao lại không có một tiếng nói nào để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền hay bảo vệ môi trường, môi sinh cho bà con đồng bào?
Tôi thay mặt cho Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở trong nước, sự thực trong nước đứng về phía Phật giáo thì có tới hai tổ chức. Tổ chức Phật giáo của nhà nước lập nên là Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì gần như 80-90% tăng ni Phật tử từ sau năm 1975 thì họ đàn áp triệt tiêu gần hết giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất truyền thống đã có lâu đời ở Việt Nam, họ quốc doanh hóa hết rồi họ bắt các nhà sư Việt Nam phải nằm trong Mặt trận Tổ quốc coi như đa phần đã bị quốc doanh hóa hết rồi.”
Vụ Formosa nổ ra như một trái bom gây thảm họa cho môi trường biển miền Trung nơi có giáo phận Vinh nằm trải dải trên hầu hết các nơi bị tác động trực tiếp đến giáo dân cũng như dân chúng. Ngày 17 tháng 8 trong dịp lễ Đức mẹ hồn xác lên trời, hơn bốn chục ngàn giáo dân trong giáo phận đã tập trung tham dự thánh lễ và diễu hành ôn hòa chống lại Formosa đã trực tiếp gây hại cho người dân. Bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng gây tiếng vang cho cả nước về tấm gương dấn thân của lãnh đạo tôn giáo trước vấn đề chung của dân tộc.
Vai trò người lãnh đạo
Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, theo chúng tôi được biết ngay từ khi dự án bauxite Tây nguyên được xét duyệt thì Giáo hội đã có văn bản chính thức phản đối và kêu gọi nhà nước phải ngưng ngay dự án này. Vụ Formosa cũng vậy, theo Hòa thượng Thích Không Tánh xác nhận thì Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng đã lên tiếng chống đối từ những ngày đầu.
Tuy nhiên sự phản đối lẻ loi của Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất so với sự im lặng gần như hoàn toàn của 80% Phật tử và tăng lữ Việt Nam còn lại là một thách đố lương tâm của người Phật tử thuần khiết cũng như các vị lãnh đạo tinh thần khác, cố kêu gọi sự tham gia vào nguy cơ của toàn xã hội trong các vấn đề đang diễn ra tác động đến cuộc sống người dân.
Câu hỏi “Phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc” một lần nữa được đặt ra trong bối cảnh nguy cấp hiện nay. Ông Trương Nhân Tuấn nhà nghiên cứu Biển Đông cũng là người khơi mào cho câu hỏi này cho biết nhận xét của mình dưới lăng kính của một Phật tử:
“Vấn đề phật giáo ở đâu trong lòng dân tộc có thể nhìn từ nhiều phía.
Nhìn từ dân chúng, thì dân Việt Nam đa số theo Phật giáo. Những ngày lễ tết, hay ngày rằm, hay Vu lan vừa rồi ta thấy chùa nào cũng đông nghẹt Phật tử. Ta cũng thấy chùa, thiền viện... mới xây cất ở khắp nơi mà cái nào cũng nguy nga, tráng lệ như cung điện. Chùa nào, tu viện nào cũng đông đảo tín hữu. Tôi cũng thấy một số chùa đã trở thành trung tâm du lịch, thu hút nhiều khách viếng thăm.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách. Chùa, tu viện vốn là nơi thanh tịnh, lại trở thành nơi thế tục. Những gì xấu xa trong xã hội đều thấy trong chùa.
Ở điểm này thì tôi thấy lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã dùng tôn giáo làm món hàng kinh doanh. Họ đã đưa những thứ xa hoa, thế tục vào chùa, vào tu viện để câu khách.
- Ông Trương Nhân Tuấn
Tức là, ở cái nhìn này, phật giáo đã bị phàm tục hóa, nếu không nói là chính trị hóa. Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã biến phật giáo vn thành liều thuốc an thần, khiến cho Phật tử vô cảm trước mọi vấn đề của đất nước, dân tộc”
Nhìn sang vai trò của người lãnh đạo Phật giáo hiện nằm dưới sự chỉ đạo của tổ chức Mặt trận Tổ quốc, ông Trương Nhân Tuấn chia sẻ:
“Ở cái nhìn của người lãnh đạo tinh thần. Những vấn nạn lớn của dân tộc như vụ ô nhiễm biển ở miền Trung, hay nạn hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long, đã làm cho hàng chục triệu người dân Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó, khốn cùng. Đây là một vấn đề của đất nước, tức cũng là vấn đề của những người lãnh đạo tôn giáo.
Ở đây ta có thể kết luận là lãnh đạo phật giáo có cùng thái độ với lãnh đạo Cộng sản. Cả hai đều chối bỏ, hay trốn tránh trách nhiệm của mình. Tôn giáo có trách nhiệm về tinh thần trong khi lãnh đạo Cộng sản có trách nhiệm về chính trị.
Ta còn có thể có những kết luận nặng nề hơn, khi thấy cảnh ông Hồ, ông Đỗ Mười được phong thành bồ tát, được đưa vào thờ trong chùa. Đây là một sự sỉ nhục đến đạo phật và toàn thể Phật tử.
Dưới cái nhìn này thì Phật giáo rõ ràng đã tách rời khỏi dân tộc”
Báo chí soi rọi những điều đang xảy ra trên đất nước không khác gì một bức tranh với nhiều hình ảnh đối nghịch nhau, trong đó cảnh sống khó khăn chật vật của người dân đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ miền Trung với Formosa, miền Tây với những cánh đồng khô hạn và miền Bắc với bão lũ hiện nay, khác xa với cảnh ăn chơi trác táng xảy ra trên các tụ điểm giải trí và không ít đồng tiền phung phí vào mê tín, dị đoan đang phân hóa mãnh liệt đời sống của người dân từ thành thị tới thôn xóm xa xôi của đất nước.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link