Saturday, November 14, 2015

Việt Nam không phải là Miến Điện



Việt Nam không phải là Miến Điện

Trần Trung Đạo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiccfEo4sq46W1E5Qh3muz1QFAHx79Dpkz2Lk_rDA8OoE-zJFktT7sHjIGOxxGMHaYu7kDT4H25_xvba-WBr7PMJivAcIt9GINk6rZrlk0CN2rkxraX8YJEdMEO5p7E19u0UNeZE6vyM1I/s1600/Myanma+vs+Vietnam-babui-danlambao.jpg
- Mỗi khi có một cuộc cách mạng dân chủ hay thắng lợi của phong trào dân chủ tại một nước độc tài nào đó, những người Việt quan tâm đến tương lai đất nước thường ngậm ngùi tự hỏi tại sao không phải là Việt Nam. 

Sáng nay thức dậy đọc tin chiến thắng của Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi và nền dân chủ tại Miến Điện đang được phục hồi lần đầu sau 25 năm dưới chế độ quân phiệt, những người Việt quan tâm đó chắc lại một lần nữa thở than tại sao sau bao nhiêu năm Việt Nam vẫn chưa có một Aung San Suu Kyi, chưa tạo được một phong trào đối kháng có khả năng lật đổ chế độ CSVN. 

Thật sự, điều kiện chính trị của Miến Điện khác nhiều so với Việt Nam.


1. Cơ sở hạ tầng của NLD hoạt động chặt chẽ, phong trào dân chủ Việt Nam chỉ mới hình thành. Đảng đối lập NLD có cơ sở hạ tầng vững chắc và đã thắng 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội trong cuộc bầu cử dân chủ công khai được quốc tế công nhận năm 1990, trước khi bị đám quân phiệt đàn áp. Cơ sở hạ tầng đó không bị tiêu diệt hay chết dần theo thời gian mà đã tiếp tục lớn lên. Ngay cả các đại diện ngoại giao và quốc tế của NLD vẫn tiếp tục hoạt động ngoài Miến Điện sau khi bà Aung San Suu Kyi bị tù. Phong trào dân chủ Việt Nam chưa bao giờ có được cơ hội hoạt động công khai hay bán công khai. Các phong trào xã hội tại Việt Nam còn rất non trẻ và các lãnh đạo của phong trào lần lượt bị tù đày. 

2. Quân phiệt Miến độc tài, CSVN toàn trị. Tập đoàn lãnh đạo Miến Điện dù sao cũng chỉ là một tập đoàn quân phiệt tay ngang, võ biền chứ không phải là một chế độ độc tài toàn trị được tổ chức tinh vi, nắm trong tay không những quân đội, công an, nhà tù, sân bắn mà còn có khả năng kiểm soát từng ngôi chùa, nhà thờ, thánh thất, từng hộ khẩu, từng cân đường, cân gạo của mỗi người dân như đảng Cộng sản Việt Nam. Giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc thì rụt rè, khép nép nhưng trấn áp dân mình thì rất giỏi. 

3. Quân phiệt Miến xa rời lịch sử, CSVN sống bám vào lịch sử. Tập đoàn quân phiệt Miến không có chỗ dựa lịch sử. Lịch sử đứng về phía bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Miến. Đảng Cộng sản Việt Nam thì khác, họ bám sâu vào cây đại thụ dân tộc Việt Nam, sinh sôi nẩy nở bằng nhựa nguyên và nhựa luyện Việt Nam. Đảng CS đồng hóa đảng và dân tộc, lịch sử đảng và lịch sử dân tộc. Bộ máy tuyên truyền của đảng giải thích lịch sử theo quan điểm của đảng. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam là một quá trình đầy ngộ nhận lịch sử và họ tồn tại đến ngày nay, một phần cũng nhờ vào những ngộ nhận đó. 

4. Quân phiệt Miến kiểm soát bậc đại học, CSVN đầu độc tuổi trẻ từ khi biết nói. Quân phiệt Miến độc tài nhưng không theo đuổi chính sách tẩy não tận cùng như CSVN đã và đang làm với các thế hệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam lớn lên trong nền giáo dục một chiều và phản khoa học. Họ được dạy sự có mặt của Đảng Cộng sản trong đời sống chính trị và sinh hoạt xã hội Việt Nam tự nhiên chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông. Nói như Mác, tự do là sự thừa nhận các quy luật tất yếu, và sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được giải thích như là tất yếu. Nền giáo dục vẹt tồn tại trong xã hội Việt Nam từ bao nhiêu năm qua đã giết chết mọi mầm mống sáng tạo tự nhiên trong con người. Sự nô lệ trí thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. Suy nghĩ lạc hậu đó được tiêm vào nhận thức tuổi thơ từ khi các em mới tập nói và cũng tồn tại trong một số không ít những người được gọi là trí thức. Muốn tháo gỡ ra, muốn tách hệ ý thức lạc hậu đó ra, mà không phải làm ung thối đi nguồn nhựa sống hay làm ngã cây cổ thụ dân tộc, không phải là một chuyện dễ dàng. 

5. Quân phiệt Miến bị thế giới cô lập, CSVN được Tàu nuôi dưỡng. Không giống tập đoàn quân phiến Miến cô đơn trong lòng dân tộc và bị cô lập về mặt quốc tế, CSVN đang được Tàu nuôi dưỡng. Như đã phân tích trước đây trong bài Trung Cộng không đáng sợ, mặc dù không công khai tuyên bố, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết hiện nay chỉ còn năm quốc gia theo một loại chủ nghĩa mà giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard, gọi là chủ nghĩa Lê Nin không có Mác, tức một nhà nước chuyên chính sắc máu nhưng không còn dựa trên nền tảng triết lý duy vật. Hai cơ chế chính trị CSTQ và CSVN có một mối quan hệ hữu cơ mật thiết với các yếu tố tương quan và phụ thuộc vào nhau. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Cộng không chỉ giúp để giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Không có bình sữa của Tàu, CSVN chết khô, chết héo từ lâu rồi. 

Bài học Miến Điện cho phong trào dân chủ Việt Nam 

1. Chọn lựa đúng thời điểm đấu tranh trực diện. Trong vài ngày qua, báo chí và dư luận ca ngợi bà Aung San Suu Kyi như một lãnh tụ tài ba và can đảm, và không ít người cũng ca ngợi Thein Sein như một lãnh đạo thức thời đã mở ra cánh cửa mới cho xứ sở ông ta. Vâng. Bà Aung San Suu Kyi là một lãnh tụ tài ba, can đảm và có tầm nhìn xa vào tương lai Miến Điện. Việc bà chấp nhận được trả tự do trong lúc hàng trăm bạn chiến đấu của bà vẫn còn đang bị tù và chỉ sáu ngày sau cuộc bầu cử trong đó cánh quân phiệt chiếm đại đa số trong quốc hội là một chọn lựa hết sức can đảm. Hai mươi năm trước đó, chiều ngày 11 tháng Giêng năm 1990, Nelson Mandela cũng chọn lựa để bước ra khỏi cổng nhà tù Victor Verster trong lúc các bạn chiến đấu của ông vẫn còn bị tù. Với bà Aung San Suu Kyi và Nelson Madela, tự do không phải là tự do cho riêng họ mà chỉ là bước đầu trong hành trình đầy gian nan phục hưng đất nước. Họ can đảm không phải vì chịu tù đày mà chọn lựa khi cần phải chọn lựa. Cả hai đã chọn đúng thời điểm để đấu tranh trực diện. 

2. Sức mạnh nhân dân là nền tảng. Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo về mặt tinh thần và tổ chức của bà Aung San Suu Kyi, tuy nhiên những người quyết định vận mạng Miến Điện không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà chính là nhân dân Miến suốt 53 năm dài vẫn kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ. Cuộc đấu tranh đó bắt đầu từ 1962, 26 năm trước biến cố đẫm máu 8888 (8/8/1988) mà bà Aung San Suu Kyi tham gia. Nhắc lại, cuộc nổi dậy 8888 bắt đầu vào tuần lễ đầu tháng 7, 1988 của nhiều trăm ngàn dân Miến đòi dân chủ và đã bị tập đoàn quân phiệt đàn áp một cách tàn nhẫn. Cảnh sát và quân đội được lịnh bắn thẳng vào đoàn biểu tình. Bà Aung San Suu Kyi tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 28 tháng 8 với diễn văn tại chùa Shwedagon và NLD được thành lập một tháng sau đó. Từ đó bà lãnh đạo cuộc đấu tranh dân chủ bằng phương pháp bất bạo động cho đến hôm nay. Trong suốt 53 năm, hay 25 năm nếu tính từ lần bầu cử tự do 1990, nhiều ngàn người dân Miến bị giết chết cùng nhiều ngàn người khác bị tù. Máu của họ không đổ xuống trong oan uổng mà đã tô thắm con đường dân chủ của Miến Điện hôm nay. Những người dân bình thường, không tên tuổi đó mới thật sự là những anh hùng dân chủ của dân tộc Miến. 

3. Chiến lược tranh cử thông minh. Cuộc bầu cử tại Miến không phải chỉ có hai đảng USDP (Union Solidarity and Development Party) và NLD (National League for Democracy) mà đã có tới 90 đảng lớn nhỏ tranh nhau vào quốc hội. Tuy nhiên, với mục đích loại đảng USDP do quân đội ủng hộ, cánh dân chủ đưa ra khẩu hiệu là chọn một trong hai, Chọn Quân Đội (Military Selection) hay bầu Bầu Cử Dân Chủ (Real Election). Hẳn nhiên không phải người dân nào cũng ủng hộ cánh dân chủ, và ngay cả không phải ai cũng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, nhưng đều ý thức đó là chuyện về sau, trước mắt phải tập trung dứt điểm độc tài quân phiệt bằng cách không bầu cho USDP. Cuộc đấu tranh giành độc lập tại các quốc gia vùng Baltic trong những năm đầu 1990 cũng vậy. Các lãnh tụ phong trào dân chủ ý thức rằng chỉ tập trung được sức mạnh toàn dân mới thắng được CS. Trong cuộc bầu cử quốc hội Latvia tháng 6, 1993 có tới 23 đảng ghi danh ứng cử nhưng khi đối đầu với Liên Xô hai năm trước họ chỉ đứng dưới hàng ngũ của Mặt Trận Dân Tộc (Popular Front). 

Thành công của phong trào dân chủ tại Miến Điện hy vọng sẽ là bài học cho những ai quan tâm đến tương lai Việt Nam. Điều kiện văn hóa lịch sử, kinh tế chính trị của mỗi quốc gia mỗi khác nhưng học hỏi kinh nghiệm vận động dân chủ tại các nước độc tài trên thế giới bao giờ cũng cần thiết. 

Dân tộc Miến may mắn có một Aung San Suu Kyi tài ba, đảm lược và xứng đáng với tất cả lời ca ngợi thế giới dành cho bà. 

Việt Nam không có Aung San Suu Kyi, nhưng không phải vì thế mà cuộc vận động dân chủ phải dừng lại và các phong trào dân chủ phải đốt đuốc đi tìm cho ra được một minh quân để dẫn lối soi đường trước khi tiếp tục. Đừng quên, hàng trăm quốc gia đã chiến đấu đầy hy sinh gian khổ để giành được độc lập từ chủ nghĩa thực dân suốt thế kỷ 19 và thế kỷ 20 nhưng không phải quốc gia nào cũng có một Mahatma Gandhi. Thay vì chờ đợi một nhân tài cứu nước hay đi vay mượn chiếc búa ngoại bang để về đập đổ bức tường chuyên chính, hãy bắt đầu từ những bàn tay Việt Nam nhỏ nhoi và kiên nhẫn để xoi mòn cơ chế độc tài đảng trị. Con đường có thể dài nhưng đích thực đó là con đường tự chủ. 

Trần Trung Đạo




__._,_.___

Posted by: truc nguyen

NƯỚC ĐỨC, MIẾN ĐIỆN VÀ BÀI HỌC HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC CHO VIỆT NAM


NƯỚC ĐỨC, MIẾN ĐIỆN VÀ BÀI HỌC HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC CHO VIỆT NAM

Bác sĩ Hồ Hải

Bức hình có tên là Nhân Chứng của Dornsife College of Letters, Arts and Sciences thuộc University of Southern California. Nó nói lên khát vọng của người lính Đông Đức nhìn về Tây Đức khi bức tường Bá Linh chưa bị giật sập. Nó cũng như khao khát của người Việt và nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay muốn phá bỏ bức tường thù hằn ngăn cách - Một bức tường hổ thẹn!

NƯỚC ĐỨC VÀ CỘNG SẢN SỤP ĐỔ

Đúng ngày này 26 năm trước - 09/11/1989 - Bức tường Bá Linh ngăn cách nước Đức sụp đổ. Đây là một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng. Sau đó là chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở ngay quê hương sinh ra nó - Liên Xô.

Bức tường Bá Linh dài 151km được Cộng Hòa Dân Chủ Đức - Đông Đức - theo phe cộng sản dựng lên vào ngày 13 tháng 8 năm 1961. Người Đức ở phía Tây gọi bức tường Bá Linh là Bức tường Hổ thẹn - Wall of Shame. Phía Đông được gọi là Bức tường Bảo vệ chống Phát xít - Anti-Fascist Protective Wall.

Đêm 9/11/1989 bức tường Bá Linh bị đập bỏ

Bức tường tồn tại hơn 28 năm, và phía bị cho là Hổ thẹn chiến thắng phía Bảo vệ chống Phát Xít. Nước Đức thống nhất rất ôn hòa. Phía Hổ thẹn đã giữ nguyên đơn vị hành chánh, chức vụ và trả lương bên chống Phá xít. Chi phí ngày ấy ước tính tốn 3,000 tỷ đô la. Và nước Đức hùng cường chỉ sau 2 nhiệm kỳ của thủ tướng Gerhard Schröder lúc bấy giờ.

Bên Bảo vệ chống Phát xít cũng sản sinh tài năng Angela Merkel hôm nay, ngày đó bà sinh ra ở thành phố Hamburg rồi về phía tường Đông Berlin sống.

NHỮNG XÁO TRỘN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VÀ MIẾN ĐIỆN

Những thế hệ người Việt chúng tôi ngày ấy vừa xong đại học nhìn nước Việt u tối với thảm hại kinh tế đang diễn ra với lạm phát 700%, tương lai vừa mới ra trường của chúng tôi cầm tờ quyết định phân công nhiệm sở trên tay mà không biết nên đi, hay ở lại Sài Gòn. Quyết định đi, ở của chúng tôi nó ám ảnh đến nỗi mà phim "Moskva không tin vào những giọt nước mắt" của đạo diễn Vladimir Menshov sản xuất năm 1980, mà thế hệ chúng tôi xem và đặt cái tên rất riêng: "Hộ khẩu Moskva".

Tôi còn nhớ như in như mới hôm qua, thời ấy, thông tin bị đóng chặt, xã hội Việt Nam có được thông tin sớm không phải từ báo đài, mà từ các quan đầu triều đưa tin. Tin Bức tường Bá Linh bị đập bỏ được ông Trần Xuân Bách - thường trực ban bí thư, ủy viên bộ chính trị trung ương đảng cộng sản ở Việt Nam chuyên nghiên cứu lý luận đưa ra đường lối ngoại giao - thông báo ngay hôm sau 10/11/1989, trong một buổi nói chuyện của ông với gần 1.000 sinh viên chen chúc nhau trong phòng đọc sách của Ký Túc Xá 230 Ngô Gia Tự - Đại học xá Minh Mạng cũ.

Ông Bách nói chuyện ròng rã suốt 3h30' trong một buổi chiều Sài Gòn mát mẻ như hôm nay. Ông vẽ ra một tương lai đổi mới với Perostroika và Democracy ở nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Gorbachev, và Việt Nam chúng ta cũng sẽ đi theo. Sau buổi nói chuyện của ông Trần Xuân Bách, chúng tôi như được mở ra ánh sáng, và hừng hực lửa hy vọng, nhiệt tình với tương lai. 

Nhưng rồi, trong hội nghị trung ương đảng cộng sản ở Việt Nam lần thứ 8 vào tháng 3 năm 1990, của thời ông Nguyễn Văn Linh làm tổng bí thư, ông Trần Xuân Bách bị phê phán, và bị kỷ luật buộc phải rời trung ương đảng. Mọi kế hoạch một Việt Nam đổi mới theo con đường đa nguyên đa đảng của ông Bách bị xem là thù địch, chống phá đảng. 

Sau đó là Hội nghị Thành Đô vào 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 đã khép lại những ước mơ, và nước Việt phát triển trong hoang tàn hủy hoại từ văn hóa, giáo dục, đến tài nguyên môi trường, lẫn chính trị như hôm nay, trong khi chúng tôi đầu đã bạc. Đớn đau cho một dân tộc nhục nhằn.

Gần 3 thập kỷ đã qua, cũng là bấy nhiêu năm nước Việt xoay trục từ Liên Xô sang Trung Hoa. Mô hình kinh tế ăn bám ngày xưa thay bằng mô hình kinh tế đổi tài nguyên môi trường lấy cơ sở hạ tầng để phát triển. Đời sống xã hội và thông tin được cởi trói. Nhưng hậu quả của nó để lại hôm nay là một xã hội ô nhiễm từ không khí đến nguồn nước và cả xã hội. Từ việc ăn bám đại ca đỏ chuyển sang ăn bám của để dành của tổ tiên, đảng cầm quyền chưa bao giờ làm được tự lực tự cường!

Việt Nam đang chuẩn bị cho một thời kỳ mới với đa phương quan hệ làm ăn lẫn ngoại giao, nhưng với một tài nguyên thiên nhiên đã cạn. Tài nguyên con người một phần nhỏ là chất lượng lại nằm ngoài hệ thống công quyền. Khoa học kỹ thuật và công nghệ là con số không tròn trịa. Kinh tế lệ thuộc xuất khẩu tài nguyên, nông ngư nghiệp và cò thương mại cho Trung Hoa, phải bắt đầu làm lại từ đầu.

Gần 3 thập niên thế hệ chúng tôi chìm trong nỗi u uất của những ý tưởng chưa bao giờ thực hiện được vì sao chép nền chính trị Trung Hoa. Thế hệ chúng tôi giờ trí lực vẫn tinh anh, nhưng sức khỏe hao mòn không còn đủ để chạy đường xa, chỉ còn mong tạo ra những thủ lĩnh cho thế hệ sau.

Tổng thống Thein Sein vẫn vui vẻ dù biết mình thất bại trong tranh cử
ở Miến Điện trong ngày 08/11/2015

Cũng ngần ấy thời gian Miến Điện chuyển đổi bằng con đường hòa hợp hòa giải dân tộc, với kết quả bầu cử tự do hôm nay có kết quả: đảng cầm quyền của tổng thống Thein Sein và các tướng về hưu vẫn thấy thoải mái, khi mà sự thất bại đang lờ mờ hiện ra trước mặt.

BÀI HỌC HÒA HỢP HÒA GIẢI 

Bài học hòa hợp hòa giải nước Đức lấy từ bài học hòa hợp hòa giải nội chiến Hoa Kỳ về cách hành xử nhân bản giửa kẻ thắng người thua.

Bài học hòa hợp hòa giải của Miến Điện là Hội nghị Diên Hồng của những trí thức Miến Điện trong nước và lưu vong làm cầu nối cho nhà cầm quyền độc tài quân sự và đảng đối lập vì tự do dân chủ ngồi lại với nhau, với thỏa thuận xóa bỏ hận thù lo chuyện xây dựng quốc gia.

Việt Nam hoàn toàn khác xa Miến Điện đa nguyên trong độc tài. Việt Nam càng khác xa hơn nước Đức thống nhất trong một Tây Đức hùng cường và dân chủ đa nguyên, nhân bản.

Việt Nam đang ở trong một thể chế độc tài toàn trị và phá nát sự hòa hợp hòa giải dân tộc sau sự cố 30/4/1975. Nên Việt Nam cần những bước đi khác để tự lực tự cường.

Lâu nay nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng con người của mình, từ chủ tịch nước đến các nhà ngoại giao để đi làm trung gian hòa giải dân tộc, kêu gọi kiều bào về nước dựng xây là một sai lầm không thể thực hiện được, vì không ai tin với những lời nói của kẻ đã đẩy mình ra biển cả để mưu cầu hạnh phúc!

Việt Nam không thể phát triển, tự lực, tự cường, nếu không làm được việc hòa hợp hòa giải dân tộc. Các thế hệ F1,5; F2 và F3 của người Việt tỵ nạn hôm nay có đủ cả trí lực và sức lực để đưa Việt Nam đến tự lực, tự cường, trong khi các thế hệ F2, F3, F4 của nhà cầm quyền chưa cho thấy có năng lực dựng xây.

NHỮNG BƯỚC ĐI MỚI CHO VIỆT NAM

Vì trong hoàn cảnh khó khăn hơn trong chính trị do người cộng sản gieo ra. Nên Việt Nam hôm nay cần những bước đi khác Đức và Miến Điện sau đây.

Đầu tiên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải mời và thành lập một tổ chức trí thức Việt Nam bao gồm những thành viên uy tín cho cả 2 phía: nhà cầm quyền và dân chúng. Họ sẽ ngồi lại với nhau, vạch ra phương án, lộ trình làm việc với nhà cầm quyền và với người dân Việt trong nước và toàn cầu để cùng nhau một Hội nghị Diên Hồng trong tương lai gần.

Sau đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cùng với tổ chức trí thức này và đại diện tinh anh của người dân Việt trong nước và toàn cầu ngồi lại với nhau đưa ra hiến pháp mới để tạo sự hòa hợp, hòa giải dân tộc và tự lực tự cường cho một mô hình mới áp dụng vào xã hội Việt Nam.

KẾT

Như vậy những ai sẽ là những trí thức đại diện cho cả 2 phía để làm trung gian hòa giải vấn đề lớn cho dân tộc và nước Việt tương lai? Dù tài hèn sức mọn, tôi vẫn rất muốn cùng với mọi người góp sức cho việc làm trung gian hòa giải này.




__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Tổng thống Myanmar Thein Sein: "Gorbachev và tôi không giống nhau"


 

Tổng thống Myanmar Thein Sein: "Gorbachev và tôi không giống nhau"

Thành công của kinh tế Myanmar và cuộc bầu cử 2015 có dấu ấn sâu đậm của Tổng thống Thein Sein - vị tướng cởi bỏ quân phục để tiến hành cải cách.

Tổng thống Thein Sein của Myanmar, một cựu tướng của nước này, có lẽ sẽ đi vào lịch sử với tư cách một nhà lãnh đạo của công cuộc đổi mới không thể đảo ngược ở quốc gia Đông Nam Á này.
alt
Tổng thống Thein Sein (trái) và nhân vật đối lập San Suu Kyi.

Ông Thein Sein cam kết trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York vào năm 2012 rằng Myanmar (còn gọi là Miến Điện) đang đi trên con đường mà nó không thể lùi bước. Chuyến thăm của ông tới Mỹ là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo Myanmar trong suốt gần nửa thế kỷ.

Ông Thein Sein, sinh năm 1945, nhậm chức Tổng thống vào tháng 3/2011 sau cuộc bầu cử vào tháng 11/2010 – cuộc bầu cử đầu tiên ở quốc gia này trong khoảng 20 năm (kể từ khi quân đội lên nắm quyền vào năm 1988). Kể từ đó, ông trở thành người tiên phong trong tiến trình cải cách ở Myanmar. Trước đó quân đội nắm toàn quyền ở Myanmar trong nhiều thập kỷ. Giai đoạn quân đội chấp chính, ông Thein Sein là một trong các nhân vật chủ chốt trong chính quyền quân sự.
Dưới chính thể do ông lãnh đạo, Myanmar đã trả tự do cho hàng trăm tù nhân, kể cả tù chính trị. Chính phủ Myanmar cũng ký kết các thỏa thuận hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số, đồng thời giảm bớt mức độ kiểm duyệt đối với truyền thông.

Tổng thống Thein Sein đã góp phần quan trọng vào việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Myanmar, đồng thời thu hút đáng kể đầu tư của nước ngoài. Hơn 500 doanh nghiệp đã đầu tư hơn 50 tỷ USD vào Myanmar kể từ khi nước này tiến hành tự do hóa kinh tế vào năm 2011. Cả Coca-Cola, MasterCard, Ford và Hilton đều đã đổ xô vào thị trường tiềm năng hơn 50 triệu dân này.

Trên trường quốc tế, ông Thein Sein được hoan nghênh, dù rằng giới phê bình vẫn cảnh báo rằng tiến trình cải cách của Myanmar vẫn còn phải trải qua nhiều cuộc kiểm nghiệm.
Lãnh đạo phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, đã gióng lên lời cảnh báo đó một lần nữa vào tháng 11/2014 khi bà cho rằng tiến trình cải cách đã ngưng trệ.

“Nhân vật hiền lành”
Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở vùng châu thổ sông Irrawaddy, ở thị trấn Ngapudaw, Thein Sein xuất thân hết sức bình thường. Theo lời của chính ông thì cha mẹ ông làm nghề nông.
alt
Tổng thống Myanmar Thein Sein hội kiến với Tổng thống Mỹ Obama.
Thein Sein tốt nghiệp học viện quân sự Myanmar vào năm 1968. Ông đều đặn thăng tiến trong sự nghiệp 40 năm của mình.

Ông bắt đầu tham gia giới lãnh đạo vào thập niên 1990 khi ông trở thành thành viên của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia, theo cách gọi của chính quyền quân sự lúc đó.
Thein Sein được chỉ định làm Thư ký thứ nhất của Hội đồng này sau khi cựu trùm tình báo Myanmar Tướng Khin Nyunt rời bỏ chức vụ này vào năm 2004. Thein Sein cũng là chủ tịch Hội nghị Quốc gia – chuyên về soạn thảo Hiến pháp mới của Myanmar.

Khi vị Thủ tướng tiền nhiệm, Soe Win, đổ bệnh, Thein Sein đã trở thành quyền Thủ tướng vào tháng 5/2007.

Chính thức thành Thủ tướng vào tháng 10 năm đó, Thein Sein trở thành gương mặt đối ngoại của chế độ - ông xuất hiện và đại diện cho Myanmar tại các hội nghị của ASEAN và Liên Hợp Quốc. Ông làm Thủ tướng trong 4 năm.
Đến tháng 4/2010, như nhiều quan chức hàng đầu khác trong chính quyền quân sự, ông cởi bỏ quân phục để chuyển sang khối dân sự và lập ra một chính đảng.
Chính Thein Sein đã nộp đơn xin đăng ký lập Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP). Đảng này chiếm thế áp đảo trong các cuộc bầu cử vào tháng 11/2010 và kiểm soát được quốc hội nước này.

Giới phân tích tại thời điểm đó cho rằng việc bổ nhiệm ông Thein Sein là do lãnh đạo chính quyền quân sự Than Shwe dàn dựng, vì ông Than Shwe muốn có một gương mặt được các bên chấp nhận trong quá trình chuyển tiếp.
Aung Zaw, biên tập viên của tạp chí Irrawaddy có trụ sở ở Thái Lan phát biểu vào thời điểm Thein Sein nhậm chức: “Ông ấy sẽ không phá bỏ thông lệ... Ông ấy không phải con rồng phun lửa, vì thế ông không tạo ra mối đe dọa nào đối với tướng Than Shwe, người tiếp tục thực thi quyền lực tuyệt đối”.

“Lặng lẽ nhưng đầy quyết tâm”
Nhưng khi Thein Sein lên nhậm chức, chính quyền của ông đã bắt đầu một tiến trình thay đổi khiến những người chỉ trích ông cũng phải ngạc nhiên.

Thein Sein đã gặp lãnh đạo phong trào dân chủ, bà Aung San Suu Kyi, người sau đó quyết định đưa đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) quay trở lại tiến trình chính trị sau khi đã tẩy chay các cuộc bỏ phiếu vào tháng 11/2014.
Hồi đó NLD phản đối các cuộc bầu cử phụ mà giới quan sát cho là tự do và công bằng.
Trong các năm sau khi bà San Suu Kyi được trả tự do, có vẻ như ông Thein Sein đã phát triển được một mối quan hệ công việc tốt đẹp với bà này. Truyền thông phản ánh nhiều về thực tế ông đã gặp bà, chúc mừng bà khi bà được trao tặng Huân chương Danh dự

“Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ”- Thein Sein
của Quốc hội Mỹ. Ông cũng công khai nhắc đến việc bà đoạt giải Nobel Hòa bình.

Vốn là một người trầm tính, ông Thein Sein trên thực tế lại tiếp xúc nhiều với truyền thông quốc tế. Ông bắt đầu hối thúc phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt – điều ông coi là cần thiết cho nền dân chủ và cho việc nâng cao mức sống của người dân Myanmar.
Vijay Nambiar, cố vấn cao cấp của Liên Hợp Quốc về Myanmar, nói với hãng tin Bloomberg: “Ông ấy trầm tính, ăn nói nhẹ nhàng, nhưng trong sự lặng lẽ đó ẩn chứa một lòng quyết tâm – ông ấy không lùi bước trước bất cứ vấn đề nào mà ông gặp phải”.

Trong một cuộc phỏng vấn, BBC có hỏi ông rằng liệu ông có sợ bị các cơn gió cải tổ cuốn đi giống như sau sự sụp đổ của Liên Xô hay không, Thein Sein đã trả lời: “Tôi muốn nói với quý vị rằng Gorbachev và tôi không giống nhau”.
Ông Thein Sein nói tiếp: “Chúng tôi không cải cách vì tôi muốn cải cách. Đơn giản là chúng tôi chỉ đáp ứng mong muốn cải cách của người dân. Do vậy tương lai của tôi phụ thuộc vào người dân và nguyện ước của họ.”
Nhưng mặt khác, Tổng thống Thein Sein cũng chỉ rõ rằng quân đội Myanmar sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị nước này. Ông không đưa ra lời xin lỗi về các hành động trong quá khứ của quân đội, như là cầm tù các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.
Tổng thống Thein Sein nói: “Họ hành động theo niềm tin của họ, còn chúng tôi theo niềm tin của chúng tôi. Mỗi người đều hành động vì đất nước theo cách của riêng mình”./.
BBC, HuffingtonPost



__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

NẾU TOÀN CHỦNG-TỘC ...

 
Thái-Dương Thành, NOV-13-15

Muốn không mất nước vong nòi,
Muốn con cháu hưởng cuộc đời Tự-Do.
Đứng lên gióng trống phất cờ,
Diệt-trừ Cộng-Sản ước mơ tựu thành.
NP

NẾU TOÀN CHỦNG-TỘC ...

MUỐN gìn tổ-quốc giống Tiên-Rồng,
MUỐN cứu cháu con gốc Lạc-Hồng.
MUỐN vạn công-lao tiền bối dựng,
MUỐN không mai-một xót-xa lòng.

KHÔNG phải phục-tùng giặc Bắc phương,
KHÔNG cam thờ lạy lũ vô lương,
KHÔNG đê-hèn gánh đời nô-lệ,
KHÔNG dám đứng lên tỏ quật-cường.

MẤT nước đương-nhiên mất chủ-quyền,
MẤT theo muôn vạn những tài-nguyên,
MẤT sông, mất biển  ... nguồn sinh sống,
MẤT cả nhân-tâm bởi nhược hèn.

NƯỚC trước nguy vong thấy rõ-ràng,
NƯỚC gào cầu cứu não-nùng vang.
NƯỚC buồn bô lão lơ là quá,
NƯỚC ước trẻ-trung nguyện xuống đường.

PHẢI cả toàn dân tự thức thời,
PHẢI đồng tâm chí khắp nơi nơi,
PHẢI quăng chia rẽ chung đoàn-kết,
PHẢI Bắc, Trung, Nam dậy đáp lời.

DIỆT quân nội tặc cháu già Hồ,
DIỆT sạch bưng bô lũ trở cờ.
DIỆT đám tàn dư phe đảng cuội,
DIÊT toàn vây cánh gốc Tam-Vô.

VIỆT gian nón cối lạy thờ Tàu,
VIỆT cộng côn-dồ lũ dép râu,
VIỆT sử lôi tên phường phản quốc,
VIỆT-Nam muôn thuở dũng nêu cao.

CỘNG lực nhân-dân khắp nước nhà,
CỘNG lòng công phẫn trước can qua.
CỘNG tình yêu nước yêu nòi giống,
CỘNG-Sản Việt-Nam phải hóa ma.

TDT, NOV-13-15
Ngô-Phủ

Ước chi :
Nhất trí toàn dân trừ Việt-cộng,
Đồng tâm cả nước đập Tàu-phù.
Ngô-Phủ
__._,_.___

Posted by: 

At least 127 dead in attacks in Paris; 100 taken hostage

 


Theo nguồn tin hãng CNN, có ít nhất 118 nạn nhân bị thiệt mạng tại đây. Cảnh sát đã giải thoát 100 con tin trong đó có nhiều người bị thương. http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/the-gioi/paris-bi-khung-bo-it-nhat-140-nguoi-thiet-mang.html
__._,_.___

Posted by: Huyen Phan 

Nổ súng làm hàng tram người chết ở Paris

·         47 phút trước
Image copyrightReuters
Image captionÍt nhất bốn chục người chết và nhiều người bị thương trong bốn vụ nổ súng ở Paris hôm 13/11/2015.
Có ít nhất 40 người chết, nhiều bị thương và bị bắt làm con tin trong 4 vụ nổ súng tại quận 10 và 11, Paris, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 14/11/2015, giờ Paris.
Ít nhất 100 người bị bắt làm con tin trong một nhà hát, theo cập nhật của kênh truyền hình BBC News.
Trong bài phát biểu phát đi trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp' trên khắp cả nước.
Ông cũng nhóm họp cuộc họp nội các khẩn cấp vào lúc nửa đêm, theo truyền hình của BBC News.
Tổng thống Pháp cũng tuyên bố đóng cửa biên giới nước này.
Chính quyền Paris yêu cầu người dân ở lại trong nhà.
Có nổ súng ở Le Halles, ngay quận 1 trung tâm Paris.
Image copyrightReuters
Một vụ nổ đã phát ra ở một quán bar gần một sân vận động, theo BBC.
"Những kẻ tấn công nổ súng vẫn còn đang tự do", một nguồn tin cho BBC hay.
Tổng thống Hoa Kỳ đã có tuyên bố về các vụ tấn công ở Paris trong bài phát biểu được truyền đi trực tiếp từ Nhà trắng.
Ông Barack Obama nói Hoa Kỳ đang liên lạc chặt chẽ với Pháp.
Tổng thống Mỹ nói nước Mỹ sẽ 'đứng bên cạnh nước Pháp dù những kẻ đứng sau các vụ tấn công là ai."
Image copyrightReuters
Image copyrightAFP
Theo đài RFI của Pháp trích nguồn Cảnh sát Paris, dường như có 2 vụ khủng bố tự sát tại Paris.
Các lãnh đạo Pháp, ông Manuel Valls cùng với François Hollande và Bernard Cazeneuve có mặt ở phủ thủ tướng họp khẩn.
Các nhân chứng cho Libération hay rằng ngay khi vừa bắt đầu trận đấu họ đã nghe hai tiếng nổ lớn đến "rung cả trần nhà", hiện giờ loa đang phát lời kêu gọi bình tĩnh để giải tán có trật tự
Image copyrightAFP
Image copyrightReuters
Những người đến xem trận Pháp Đức bắt đầu ra khỏi Stade de France từ từ, theo Christine Nguyen, nhà báo tự do từ Paris.
Tại Place de la République cảnh sát báo động và hiện nay hoàn toàn vắng bóng người.
Image copyrightnc
Image copyrightReuters
Image captionÍt nhất bốn chục người chết và nhiều người bị thương trong bốn vụ nổ súng ở Paris hôm 13/11/2015.
Image copyrightAFP
Nhiều người bị bắt giữ làm con tin trong rạp hát ở Bataclan.
Tại quán Petite Cambodge có 10 người nằm dưới đất, không rõ là chết hay bị thương, theo BBC News.
Lực lượng an ninh và chống khủng bố được triển khai ở hiện trường.
Nhiều xe cứu thương cũng được truyền hình cho thấy đang cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân và người dân tại chỗ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình trong các tin bài tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

At least 127 dead in attacks in Paris; 100 taken hostage



Doug Stanglin, USA TODAY 5:55 p.m. EST November 13, 2015
Police officials in France on Friday reported a shootout in a restaurant and an explosion in a bar near a Paris stadium. It was unclear if the events were linked but several are reported dead. (Nov. 13) AP



1285 CONNECT 871 TWEET 10 LINKEDIN 218 COMMENTEMAILMORE


At least 127 people were killed late Friday after gunmen opened fire at least three locations in central Paris and fled in a car. They later took around 100 people hostage in a concert hall, police said.
A fourth shooting spree was also reported at the Les Halles shopping mall, according to Europe 1 Radio.
At about the same time as the initial shooting spree, two explosions were heard at or near the the Stade de France, the national stadium, where Germany and France were holding a soccer match, the Associated Press reports. It was not immediately clear if the two events were related.
The newspaper Liberation said officials speaking over a loudspeaker asked the crowd to evacuate calmly. French President Francois Hollande was at the game at the time and left to deal with the crisis.

In Washington, President Obama called the assaults an "attack on all humanity and the universal values we all share." He called it "a heartbreaking situation."
Obama says he does not want to speculate about who may be responsible for Paris attacks.

No group took immediately responsibility for the attacks.
According to the Associated Press, a police official said 11 people were killed in a Paris restaurant in the 10th arrondissement, and about 35 killed in the Bataclan theatre, where a hostage-taking is under way. The California rock group Eagles of Death Metal were playing at the time. One or possible two people came into the concert hall and began shooting, BFM TV reports..
A police officer stands guard on a street near the scene of a shooting in Paris, France.  Yoan Valat, European Pressphoto Agency

The shootings occurred in the adjoining 10th and 11th districts on the right bank of the Seine in central Paris outside the restaurant Le Petit Cambodia and the bar Le Carillon.
Emilioi Macchio, from Ravenna, Italy, was at the Carillon bar near the restaurant that was targeted, having a beer on the sidewalk, when the shooting started. He said he didn’t see any gunmen or victims, but hid behind a corner, then ran away. “It sounded like fireworks,” he said.

"I was on my way to my sister's when I heard shots being fired. Then I saw three people dead on the ground, I know they were dead because they were being wrapped up in plastic bags," student Fabien Baron tells Reuters.
Witness Ben Grant told the BBC he and his wife were in a bar when he heard gunshots. He was in the back of the bar, didn't see much.

“There are a lot of dead people. It’s pretty horrific to be honest ... The pile of bodies in front was too much for my wife to walk over." Police finally came and got everyone out. There appeared to be at least seven dead, he said.
A police officer stands guard on a street near the scene of a shooting in Paris, France.  Yoan Valat, European Pressphoto Agency

The French newspaper Liberation quotes a witness as saying two armed men got out of a car parked in the street and began firing. They then jumped back into the vehicle and fled.

Vincent Berthezene, a production assistant for France2 TV tweeted that shots from a Kalashnikov were fired from a car. "Bodies are on the ground," he writes.
A few minutes later, gunfire broke out near the Bataclan Boulevard Voltaire, southeast of the initial incident, as hostages were taken at the Bataclan concert hall.
A BBC journalist at the scene reports 10 people were seen in the street, either dead or seriously injured.
1285 CONNECT 871 TWEET 10 LINKEDIN 218 COMMENTEMAIL
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link