Saturday, September 14, 2013

VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên


 

Phương  Uyên  bậc  anh  thư  dân  tộc
Hậu Duệ Trưng Vương nữ kiệt kiêu hùng
Bút thay gươm, muôn thế hệ soi chung
Lũ thái thú, phường tay sai chùng bước.@

Chú Trúc Giang tặng anh thư Phương Uyên.
 

 



To: Date: Fri, 13 Sep 2013 17:19:27 -0700
Subject: [BTGVQHVN-2] VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên

 

 

   

               VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên

 






VOA phỏng vấn Nguyễn thị Phương Uyên

'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng'


 

'Khi dân bị dồn vào bước đường cùng'


Cập nhật: 08:10 GMT - thứ năm, 12 tháng 9, 2013


Media Player



Vụ bắn súng gây chết người tại Thái Bình hôm 11/9 hiện vẫn đang được điều tra làm rõ.

Tuy nhiên báo chí và dư luận cho rằng nó có một số điểm tương đồng với vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nơi người dân sử dụng vũ khí để chống lại người thi hành công vụ liên quan tới lĩnh vực đất đai.

Đặc biệt ở Thái Bình trong những năm 1980-1990 đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình về đất đai, cao trào là đợt bạo động năm 1997 với sự tham gia của hàng chục nghìn người.

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, là người từng thực hiện điều tra về cuộc biểu tình năm 1997. BBC đã hỏi chuyện ông nhân vụ mới xảy ra ở Thái Bình.

 

"Gia đình sẽ kháng cáo"


Cập nhật: 06:43 GMT - thứ năm, 12 tháng 9, 2013


Media Player



Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên ngày 11/9 vừa tuyên án 15 năm tù đối với ông Ngô Hào vì tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ông Hào cũng sẽ phải trải qua 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 12/9, Ngô Minh Tâm - con trai ông Hào, nói "gia đình thấy rất bất công" và "bản án quá là nặng với những gì ba làm."

"Chỉ có lên tiếng, nhờ quốc tế can thiệp với những người tù nhân lương tâm, mà lại đưa ra một bản án khắt khe như vậy," ông Tâm nói.

"Trong suốt ngày hôm qua, cả gia đình và ba Hào đều khẳng định những hành động trên là đúng, chỉ sai một chỗ là không được nhà nước đồng ý."

Ông Tâm cũng cho biết gia đình sẽ kháng cáo.

"Gia đình sẽ kháng cáo và đòi lại những quyền cơ bản của công dân trong một nước tự do," ông Tâm nói.

 

Ai sẽ bảo vệ người dân?


 

Ai sẽ bảo vệ người dân?


Lm Phạm Quang Long


Ngày hôm qua, chúng tôi đến thăm giáo dân Mỹ Yên, những người anh chị em của chúng tôi đang bị nhà cầm quyền trấn áp, công kích và cáo buộc một cách bất công.

Hậu quả là hơn 30 người bị trọng thương, trong đó có người bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống khá nặng.

Tại đền thánh Antôn ở Trại Gáo, chúng tôi đã dâng lễ cầu nguyện cho những nạn nhân của bạo lực, đặc biệt là hai giáo dân đang bị giam, những người bị thương và gia đình của họ.

Chủ tế thánh lễ là Tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, cùng với 9 linh mục đồng tế.

Thứ Ba là ngày hành hương hàng tuần. Số giáo dân tham dự khoảng 4 ngàn người.

Khách hành hương thể hiện lòng đạo đức thành kính. Người dân Mỹ Yên mến khách và có tinh thần mạnh mẽ.

Mỹ Yên đã bình yên trở lại. Nhiều người lên đền thờ, nhiều người khác ra đồng gặt lúa.

Đi ngang qua trụ sở xã Nghi Phương, tôi thấy có rất nhiều xe biển xanh và lán trại, với lực lượng công lực túc trực rất hùng hậu.

Sự bình yên có vẻ giả tạo và có thể căng thẳng trở lại bất cứ lúc nào, vì nhà cầm quyền đang dùng báo đài công kích giáo dân và vị chủ chăn của họ.

Thật đau lòng khi nhìn thấy những người dân quê hiền lành, chất phác, đói nghèo, lại phải đương đầu với thế lực công quyền, những người ăn lương của dân đáng lẽ ra phải bảo vệ họ.

Rời Mỹ Yên mà lòng tôi nặng trĩu một câu hỏi canh cánh trong lòng: Ai sẽ bảo vệ người dân?

Câu trả lời là không có ai.

Và tôi hình dung ra tình cảnh người dân Việt chúng ta thời nô lệ xa xưa: Người dân lành không có ai bảo vệ.

Lm. P.Q.L. 

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

 

Friday, September 13, 2013

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng


Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc

Công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra vụ việc nổ súng tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình

Courtesy TuoiTre


 

Hai vụ nổ súng xảy ra trong nửa đầu tháng 9 vừa qua khiến dư luận trong nước hết sức quan tâm. Những tiếng súng đó nói lên điều gì? Phải chăng bất ổn đến mức cao trào?

Súng bắn chỉ thiên trấn áp

Vào lúc 16 giờ chiều ngày 4 tháng 9 vừa qua tiếng súng chỉ thiên được bắn liên tục chừng 15 phút tại khu vực trước nhà thờ giáo xứ Mỹ Yên, thuộc xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Dân chúng địa phương cho biết  lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương vì họ theo lời cam kết của chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nghi Phương là đúng 16 giờ chiều cho thả hai người giáo dân bị bắt trước đó hơn hai tháng là hai ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải.

Phía cơ quan chức năng sau đó qua phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An cũng như đài truyền hình trung ương thì cho rằng cơ quan chức năng được điều động đến vì giáo dân địa phương gây rối chống đối chính quyền.

Súng bắn trực diện phản đối

Một tuần lễ sau đó vào khoảng 2 chiều ngày 11 tháng 9, tại trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình, một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt khiến cho bốn người bị trúng đạn gồm phó giám đốc Trung Tâm và ba cán bộ của trung tâm này.

Dân chúng địa phương cho biết lực lượng cảnh sát cơ động, công an giao thông, dân quân được nói đông cả ngàn người được điều động về và nổ súng, rồi sau đó đánh đập trấn áp nhiều giáo dân địa phương

Dù được đưa đi cấp cứu nhưng đến sáu giờ cùng ngày ông phó giám đốc Trung Tâm Phát triển quỹ đất thành phố Thái Bình bị chết do vết thương được nói quá nặng.

Người nổ súng được cơ quan chức năng thành phố Thái Bình cho biết có tên Đặng Ngọc Viết, sinh năm 1971. Sau khi hành sự người này đã về quê ở xã Trà Giang cách thành phố Thái Bình hơn 20 kilomet. Báo chí trong nước cho hay đến khoảng sáu giờ chiều, người này đến tại cổng chùa Dục Dương cạnh nhà và tự sát.

Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013

Đông đảo các lực lượng công an được điều động xuống giải tỏa giáo dân xứ Mỹ Yên, tỉnh Nghệ An ngày 4 tháng 9, 2013. Courtesy TTXVA

Dù nguyên nhân khiến Đặng Ngọc Viết phải sử dụng súng bắn cán bộ Trung Tâm Phát triển Quỹ đất đang được làm rõ, nhưng tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày 12 tháng 9 nói có thông tin cho hay địa phương đang muốn triển khai dự án mở đường đi qua khu vực đất của nhà anh này. Vào buổi sáng trước khi đến Trung Tâm Quỹ đất thàn phố Thái Bình để nổ súng bắn cán bộ trung tâm, anh này than phiền với một người bạn về giá đền bù đất đai cho gia đình của anh ta.

Cảnh báo không hiệu quả?

Vụ nổ súng bắn chết cán bộ do anh Đặng Ngọc Viết tiến hành hồi chiều ngày 11 tháng 9 ở thành phố Thái Bình khiến nhiều người nhớ đến vụ nổ súng hoa cải và bình ga tự chế của gia đình ông Đoàn Văn Vươn hồi ngày 5 tháng 1 năm ngoái.

Một người dân ăn mặc lịch sự xông vào phòng làm việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất hỏi tên hai người giám đốc và phó giám đốc trung tâm rồi rút súng ra bắn vào những người đang có mặt

Nhiều người cho rằng đó là tiếng súng cảnh báo về tình trạng thu đồi đất đai một cách tùy tiện của cơ quan chức năng địa phương với nhiều cáo buộc tham nhũng, đẩy người dân vào đường cùng phải chống lại. Tiếng súng hoa cải của gia đình họ Đoàn không làm chết ai, thế nhưng ông bốn người đàn ông trong gia đình này bị xử và kết án tù với mức cao nhất là 5 năm về tội danh giết người, hai bà vợ của ông Vươn và ông Quý bị án treo về tội chống người thi hành công vụ dù rằng vụ cưỡng chế bị chính thủ tướng kết luận là sai pháp luật.

Bà Nguyễn thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn vào sáng ngày 12 tháng 9 than vãn:

Bất công, không công bằng với người dân, họ bị dồn đến đường cùng nên mới bộc phát đến như thế!

Ông Vũ Văn Luân, tổng thư ký Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng, nêu lại quan điểm về vụ xử sơ thẩm cũng như phúc thẩm gia đình họ Đoàn:

Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết

Di ảnh anh Đặng Ngọc Viết (tienphong online)

Có lần vợ anh Quý có nói câu mà tôi cũng rất tâm đắc ‘Xử vụ ông Vươn mà công tâm, đúng pháp luật thì đó là một biện pháp rất tốt để cứu đảng Cộng sản Việt Nam’. Vụ ông Vươn có thể nói là vụ được dư luận thế giới rất quan tâm, theo dõi cách hành xử của đảng Cộng sản Việt Nam.

Sáng nay tôi có truy cập trên mạng, thấy vụ bên Thái Bình. Tôi cho rằng đây là một hệ quả tất yếu xảy ra; nghĩa là vụ xử ông Vươn không tốt, chắc chắn không dừng lại ở chỗ Thái Bình. Dư luận rất căm phẩn vì bản án vụ ông Vươn trái pháp luật, không đúng lương tâm và công lý, nên hệ lụy này là tất yếu chắc chắn sẽ xảy ra.

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn

Yêu cầu thay đổi!

Nhiều giáo dân trong giáo phận Vinh sau vụ súng nổ và dùng bạo lực trấn áp các đồng đạo của họ tại giáo xứ Mỹ Yên tỏ ra không thuyết phục trước những hành xử và cả thông tin từ phía truyền thông nhà nước. Các giáo xứ tiếp tục thắp nến và cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ việc.

Ông Vũ Văn Luân, người chứng kiến vụ gia đình người nông dân nổi dậy nổ súng hoa cải và bình ga tự chế để ngăn chân đoàn cưỡng chế đưa ra những thay đổi cần có để chấm dứt tình trạng người dân bị bức bách đến cùng đường phải phản ứng như anh Đặng Ngọc Viết mới hồi ngày 11 tháng 9 vừa qua:

Theo quan điểm của tôi và cũng như Liên chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ huyện Tiên Lãng đã đóng góp: có mấy vấn đề mà đảng và quốc hội phải giải quyết, theo qui luật khách quan mà các nước phát triển đỉnh cao cũng áp dụng. Đó là trước hết phải tam quyền phân lập, phải chấp nhận đa sỡ hữu đất đai mà trong đó có sở hữu tư nhân. Khi chấp nhận vấn đề sở hữu đất đai, sở hữu tư nhân với ba điểm là quyền tư hữu, quyền định đoạt và quyền sử dụng. Điều này sẽ giúp phòng chống tốt vấn đề tham nhũng đất đai.

Nhưng vừa rồi qua vấn đề sửa đổi hiến pháp tôi cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đang lừng chừng về một cái gì đó không rõ ràng, không dứt khoát. Sau này đảng cộng sản Việt Nam có sụp đổ nguyên nhân chính vẫn là không tuân theo qui luật khách quan, không đưa quan hệ sản xuất, tháo gỡ cho nó phù hợp với lực lượng sản xuất. Vì chính quan hệ sản xuất cũ kỹ, mục nát ràng buộc kìm hãm sản xuất; khi lực lượng sản xuất phát triển thì nó bung ra, và bản chất của vụ ông Vươn, của vụ Thái Bình này do vấn đề quan hệ sản xuất đẻ ra tham nhũng, và như vậy tất yếu nó sẽ xảy ra.

Tiếng súng trấn áp và tiếng súng phản kháng nổ ra trong nửa đầu tháng 9 cho thấy nội tình ở Việt Nam hiện nay; nếu không được giải quyết phù  hợp hằn sẽ còn có những tiếng nổ lớn hơn và dài hơn.

Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ


 

Bọn giảo hoạt, lưu manh "đẻ" ra những "cụm từ" : sở hữu của toàn dân, đảng lãnh đạo, tập thể chỉ huy, nhân dân làm chủ chỉ để công khai cướp của nhân dân, đục khoét công quy; tịch thu phương tiện sản xuất, bất động sản nhà cửa ruộng vườn và tất cả phương tiện sinh hoạt của dân để chia nhau làm của riêng. Sau một thời gian, mỗi tên cán bộ có chức quyền ôm trong tay ài chục quyển sổ đỏ (giấ chứng nhận chủ quyền bất động sản), chúng khoanh vùng xẻ đường nâng cấp đội giá rồi sang bán bỏ túi cả triệu đô la. Chúng ngồi xổm trên luật pháp, thách thức người dân thưa kiện, trong lúc chúng vừa đá bóng vừa thồi còi, vừa là phạm nhân vừa là thẩm phán nhân danh những từ ngữ mơ hồ: vì lợi ích của Đảng và Tập Thể. Vì vậy, đừng ai mang ảo tưởng "Cộng Sản sẽ sữa đổi". Không! Chúng phải bị quét sạch và thay thế.

Thái Bình 2013 : Tức nước vỡ bờ

Thụy My

Inline image 1


Chiều qua 11/09/2013, một người đã xông vào trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, bắn thẳng vào các cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất khiến một người chết và ba người khác trọng thương. Người nổ súng tên là Đặng Ngọc Viết đã tự sát sau đó. Báo chí trong nước cho biết, nguyên nhân là do bất đồng trong việc đền bù giải phóng mặt bằng. RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự kiện đang làm chấn động dư luận.

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130912-ngoai-truong-my-nga-thao-luan-ke-hoach-do-bo-kho-vu-khi-hoa-hoc-cua-syria-0
 


RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Đây có phải là lần đầu tiền người dân phản kháng bằng cách cố ý sát thương? 

 

Xã hội Việt Nam vừa chứng nghiệm một bùng nổ cá nhân chưa từng có tiền lệ: lần đầu tiên người dân phản kháng chính quyền bằng hành vi sát thương có chủ đích.

 

Mười sáu năm sau “cơn sóng thần” 1997 chống tham nhũng ở Thái Bình, địa phương có tỷ lệ liệt sĩ thuộc loại cao nhất nước này lại phải trải nghiệm tâm thế “cùng tất biến”. Đặng Ngọc Viết đương nhiên sẽ bị nhà cầm quyền coi là “sát nhân máu lạnh” khi người dân này đã dùng súng colt bắn thẳng vào đầu các cán bộ đầu não của Trung tâm phát triển quỹ đất – một cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Thái Bình. Ít nhất hai nạn nhân đã tử vong.

Những xác nhận ban đầu cho thấy không có bất kỳ dấu hiệu tâm thần nào nơi hung thủ. Ngược lại, người gây án đã dường như chủ tâm tìm cho một mình sự kết thúc tương tự với các nạn nhân của anh ta.

Những tin tức ban đầu cũng xác nhận không có mối quan hệ tư thù nào giữa các nạn nhân với kẻ giết người. Vậy nguồn cơn còn lại thuộc về mối quan hệ nào?

Khác với vụ đánh bom tự sát xảy ra ở thị trấn Bạch Hạt Than, huyện Xảo Gia, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc vào ngày 10/05/2012 khiến 4 người chết và 16 người bị thương mà báo chí Bắc Kinh không dám thừa nhận về nguồn cơn phẫn uất do bị thu hồi đất, giờ đây truyền thông Việt Nam đã đưa thông tin ban đầu về mối liên quan giữa hung thủ với vụ việc thu hồi và giải tỏa đất mà gia đình anh ta lại là một trường hợp rất thiếu may mắn trong số đó.

Nhưng bất hạnh bao trùm lên tất cả là “cùng tất biến” đã hóa thân thành logic từ mọi mâu thuẫn đến xung đột đất đai trong xã hội Việt Nam từ hai chục năm qua. Nếu từ năm 1995, vào lúc con sóng đầu cơ bất động sản đầu tiên thời mở cửa ồn ào cảnh sắc lợi nhuận và bắt đầu kéo theo bệnh dịch đền bù đất đai từ không thỏa đáng đến thảm cảnh bất công, dẫn tới hiện tượng những người dân phải mang can xăng đến trụ sở chính quyền địa phương đe dọa tự thiêu… thì từ năm 2000 đến nay, hình ảnh tuẫn tiết đó đã xảy ra không ít lần, không ít nơi, bùng cháy những cái chết theo đúng nghĩa đen.

 

RFI : Thưa anh, nguyên nhân có phải từ thái độ vô cảm của chính quyền ?

 

Song trái ngược với hậu quả khốc hại của dân oan, các nhóm lợi ích bất động sản và nhóm thân hữu chính trị vẫn chìm sâu trong vũng lầy của những từ ngữ lóng lánh nghĩa bóng. Mọi thông tin về những câu chuyện tang thương của dân mất đất luôn bị các cấp chính quyền tìm cách bưng bít.

Cho đến năm 2009, số đại gia địa ốc đã tăng vọt ở Việt Nam, rất đồng cảm với những gì đã hiện hình ở quốc gia có đường biên giới chung hòa mang tên “Mười sáu chữ vàng”.

Trước khi nổ ra cơn “cùng tất biến” của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình, các cơ quan chính quyền luôn giao đãi bằng khẩu ngữ “là bạn của dân” đã có quá đủ thời gian để rút ra một bài học đắt đỏ từ câu chuyện Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng, nơi mà một con người được xem là viết hoa như Đoàn Văn Vươn cùng gia đình đã làm nên dấu ấn phản kháng đầu tiên bằng vũ khí sát thương đối với lực lượng công vụ, cũng liên quan mật thiết đến việc thu hồi đất và bóng dáng của một nhóm lợi ích lẩn khuất phía sau việc cướp đất của nông dân.

Chỉ có điều, sự đau đớn của người dân luôn bị nhân gấp đôi: Một do thái độ hành xử vô lối của chính quyền, và tiếp theo là những kẻ được xem là “công bộc”, ngoài thói quen vun vén tài sản trên máu xương đồng bào, đã không tích góp được bất kỳ kinh nghiệm xương máu nào trong cuộc đối mặt và cả đối đầu với dân chúng.

Nhìn rộng hơn và trượt qua thời gian từ rất nhiều năm, lịch sử đã nhận ra bài học lớn nhất là một cơ chế độc trị đã không ngộ được bất cứ bài học nào từ lịch sử về việc cai trị các công dân của mình.

Hai ngàn bài viết phẫn uất sôi sục trên phần lớn báo chí trong nước về số phận “người nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng vào đầu năm 2012 đã chẳng mấy có tác dụng, bởi chính thái độ coi thường dân của rất nhiều quan chức vô cảm. Thậm chí, viên đại tá có tên là Đỗ Hữu Ca – giám đốc Công an Hải Phòng và là tác giả của giai thoại được xem là “trận đánh đẹp” vào gia đình Đoàn Văn Vươn, còn được phong hàm tướng sau sự việc đau buồn đó.

RFI : Như vậy là chính quyền vẫn chưa rút ra được bài học sau vụ Đoàn Văn Vươn ?

Nhưng một khi không có ai rút ra được bài học nào từ lịch sử, lịch sử sẽ bắt một ai đó phải trả giá. Lần đầu tiên, sự phản kháng của dân chúng, dù mới chỉ biểu hiện ở vai trò một cá nhân, đã vượt quá mọi giới hạn của kìm nén và sợ hãi. Lần đầu tiên, thói vô cảm quan chức đã phải một cái giá rất đắt đỏ, như một món hàng xôi thịt ngoài chợ.

Mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan giải phóng mặt bằng, mà thực chất là đội thi hành cưỡng chế của Thái Bình, với gia đình hung thủ Đặng Ngọc Viết có thể đã đủ cấu thành để làm nên mối xung khắc hết thuốc chữa. Từ nhiều năm qua, người dân lành ở nhiều địa phương đã biến thành dân oan và kéo nhau rồng rắn đi khiếu tố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về sự bất nhẫn có độ chênh lệch từ 10-20 lần giữa giá đền bù đất với giá bán buôn chính lô đất đó, về số phận bị bỏ mặc và còn được mô tả “không khác con vật” của lớp dân oan, và cả về điều tiếng bầm dập từ chuyện một quan chức của Quốc hội đòi đánh thuế người dân đi khiếu kiện, đến người đứng đầu cơ quan Tổng thanh tra chính phủ đòi cưỡng chế chính những người đi đòi quyền lợi chính đáng về đất đai…

Tất cả đã phải trả giá, trả giá cho ngày hôm nay và gần như không thể khác cho cả tương lai những tháng năm sắp tới, đối với sự vô cảm quan chức mà xã hội đã lên án quá dày dặn nhưng lại chưa một quan chức trơ lì nào bị kết án.

RFI : Theo anh thì liệu có nguy cơ hỗn loạn trong xã hội hay không ?

 

Không thể nói khác hơn, một quy luật tâm lý xã hội đã hình thành: Não trạng và cách hành xử vô cảm đến mức bất chấp của giới quan chức đã tiếp biến với hành động phản kháng mang tính bất chấp không kém của dân chúng. Mười sáu năm trước, người dân Thái Bình nổi dậy nhưng chỉ đến mức bắt giữ cán bộ chính quyền trong một thời gian ngắn, nhưng đến năm 2012 gia đình Đoàn Văn Vươn đã chống trả quyết liệt lực lượng cưỡng chế đất đai tuy chỉ bằng tư thế thụ động, còn nay tâm thế sợ hãi đã biến thành hành vi trả thù chủ động của người dân. Tín hiệu hỗn loạn xã hội cũng từ đó mà nảy nở, mà bùng phát.

Khó có thể khác hơn, nạn thu hồi đất vô lối và thói cai trị dân chúng bằng bạo lực ở nhiều địa phương đang dẫn đến triển vọng bùng nổ phản kháng của nông dân. Không còn là những phản ứng tích tụ ngấm ngầm nhưng không dám bộc phát như những năm trước, giờ đây hành động phản kháng đã có dấu hiệu vượt qua tâm lý sợ sệt và lằn ranh pháp luật, chĩa thẳng mũi công kích vào những cán bộ chính quyền cận kề nhất. Đó cũng là nhận thức “hồi tố” – một dạng tâm lý rất nguy hiểm trong lịch sử xã hội Việt Nam mà không ít lần đã dẫn đến những xáo trộn tự phát và kinh khủng, dẫn tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức của nông dân ở khắp mọi nơi.

Nhà nước Việt Nam đương đại đã từ lâu bỏ quên lời dạy “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi. Trong lúc nhiều quan chức cao cấp vẫn cố tỏ ra bình thản trong các cuộc họp mà chẳng mấy ai dám chịu trách nhiệm cá nhân để quyết định những vấn đề “nhạy cảm”, tâm lý hồi tố tự phát nơi dân nghèo lại đang có chiều hướng phát lộ ngay trước mắt ở một số vùng nông thôn miền Bắc và miền Trung - những nơi mang sắc thái dã man nhất của các nhóm lợi ích và hành xử mang tính côn đồ và lưu manh nhất của một số viên chức chính quyền.

Cho dù sắp tới các cơ quan tuyên giáo của Nhà nước có quy kết hành vi của hung thủ Đặng Ngọc Viết là “khủng bố”, xã hội sẽ không thể nào tránh khỏi câu hỏi liệu có xảy ra một cơn sóng phản kháng tự phát và dữ dội của dân oan nhắm vào các lực lượng thường liên quan ích lợi nhất với các quyền lợi dự án, kế hoạch bồi thường, cưỡng chế và giải tỏa đất đai tại các vùng nhạy cảm như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang…, và tất nhiên không thể loại trừ Nghệ An – nơi vừa nổ ra vụ xung đột không khoan nhượng giữa công đồng kitô hữu với chính quyền và cảnh sát vũ trang…

Chúc cho "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" thành công rực rỡ!


 

Chúc cho "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" thành công rực rỡ!


Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-09-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Hkg8650239-305.jpg

Các bạn trẻ Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 02/6/2013 tại Hà Nội.

AFP photo

Đài RFI đưa tin: Tòa án La Haye xử Phó Tổng Thống Kenya "phạm tội ác chống nhân loại" [1]. Vụ xử án đang diễn ra tại Hà Lan từ ngày 10/9/2013. Tin cũng cho hay, phiên tòa xét xử Tổng thống Kenya sẽ tiếp nối vào 12/11/2013 cùng tội danh, bất chấp Quốc hội Kenya có ý định "rút khỏi Quy chế Roma về Tòa hình sự Quốc tế". Nhà báo Trọng Thành nhận định: "Đây là hai phiên tòa mang tính lịch sử, vì lần đầu tiên Tòa án La Haye xử các giới chức đương nhiệm ở cấp cao nhất". Căn cứ để Tòa án La Haye xử tội: Trong khoảng 3 tháng sau bầu cử năm 2007, hơn 1.300 người đã bị giết chết, 600.000 người phải đi sơ tán.

Song song đó, đài BBC tường thuật trực tiếp [2] ý kiến Tổng thống Hoa Ký về khủng hoảng trong xử lý vấn đề Syria trước việc nên tấn công hay không, sau vụ giết người bằng vũ khí hoá học làm 1.429 thường dân thiệt mạng. Tổng thống Obama nói: "Chúng ta không thể khắc phục được tất cả các sai trái trên đời, nhưng với nỗ lực khiêm tốn và tối thiểu nguy cơ, chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ em bị chết vì hơi độc... Tôi tin rằng chúng ta phải hành động".

Trong một diễn biến khác, tại Việt Nam, vụ chôn chất hoá học đã làm cho (chỉ) một xã nghèo có tên Yên Lâm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có số người mắc các bệnh: ung thư, thần kinh, u bướu, mất khả năng sinh con, trẻ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh v.v.. lên đến 957 người [3]. Có vẻ châm ngôn  "chết còn sướng hơn" (so với dân Syria, Kenya nói trên) trở nên "thuyết phục"(!), bởi chúng ta đang sống ngay xứ sở được mệnh danh "thiên đường XHCN".

Diễn biến của vụ việc này vẫn đang được các cơ quan chức năng Việt Nam..."tà tà" điều tra, kể từ vụ chôn hóa chất trở nên gay gắt vào 26/8/2013, khi người dân chặn một chiếc xe tải của công ty Nicotex chở nhiều thùng phuy nghi là được đem đi phi tang.

Người dân Yên Lâm không còn cách nào khác - với tục ngữ "Tự cứu mình trước khi trời cứu" - ngoài việc tập hợp trên 1.000 chữ ký gởi đến báo Vietnamnet [4], dù không chắc tòan bộ ngàn người đứng đơn, ai cũng biết đến khái niệm "xã hội dân sự".

Xã hội dân sự

"Xã hội dân sự" cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường (theo wikipedia).

Đó là tất yếu khách quan của một xã hội phát triển theo chiều hướng ngày càng văn minh, nhấn mạnh tính trách nhiệm, tính chủ động của người dân ngày được nâng cao và được khẳng định đối với xã hội song song với bộ máy nhà nước.

Hình thái "xã hội dân sự" lấy vai trò người dân làm nòng cốt để lập ra những tổ chức nhằm bảo vệ, đòi hỏi quyền lợi mà bộ máy công quyền có bổn phận đáp ứng và giải quyết. Thông thường "xã hội dân sự" được biểu hiện qua các hội, đoàn do người dân tự nguyện và tự giác lập ra. Ở Việt Nam, giới cầm quyền luôn lồng ghép "xã hội dân sự" với "lật đổ nhà nước", "tranh giành quyền lực", dù ngay cả người dân nghèo không hề manh nha chống đối gì "đảng và nhà nước" cả!

67E6772A-DDBF-4716-AC52-0F9FB5D6ED50_w640_r1_s-250.jpg

Các nhà hoạt động trẻ thảo luận về bản Tuyên ngôn Nhân quyền tại một công viên ở Sài Gòn. Photo: Dan Lam Bao.

Dù bị bóp nghẹt và ngăn trở bởi nhà cầm quyền, hình thái "xã hội dân sự" đang diễn ra ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam mà không thế lực nào cưỡng lại nổi trong một xã hội ngày càng rơi rụng "vai trò" "đảng và nhà nước lo"...

"tuốt tuồn tuột"(!) Nó - "đảng và nhà nước" - không tài nào kham nổi mọi trách nhiệm và bảo vệ tối đa quyền lợi   cho người dân, dù cứ tạm cho rằng giới cầm quyền Việt Nam rất mực "thương dân" như... "cha mẹ" thương con (!).

Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10/2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: "... Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, đứa cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi".

Ông Lê Hồng Anh, lúc đương chức Bộ trưởng Bộ Công an, trả lời báo chí về vụ tham nhũng PCI do Huỳnh Ngọc Sĩ chủ mưu, cho biết [5]: "...chất lượng cán bộ cấp càng cao, nói gì thì nói, dù sao tư tưởng cũng đỡ hơn, đỡ lệch lạc hơn cấp dưới. Cũng như trong gia đình, người cha người mẹ cũng chững chạc hơn con cái chút".

Tư duy "làm cha làm mẹ" dân của những kẻ kém ý thức đến nỗi, ngoài việc bộc lộ thái độ hống hách, trịch thượng, họ còn không hiểu rõ thân phận công bộc với chén cơm trên tay mỗi ngày, nó có được là do dân nuôi nấng.

Dù rất xấc xược, khi người cộng sản tự cho phép bản thân "đứng trên đầu thiên hạ", người dân vẫn rộng lượng giáo dục lại bà Ninh, ông Anh cùng nhiều ông (bà) khác, để họ được học mà biết tôn trọng Quyền Con Người và Quyền Công Dân trong xã hội hiện đại ngày nay.

Người dân cũng sẵn sàng tha thứ cho những bộ não quá phẳng, bởi khái niệm "xã hội dân sự" trở nên thật khó khăn cho trình độ tiếp thu của những bộ óc chỉ duy chứa đựng "mối tương quan mất dạy" [6]: "chủ - chó" như blogger Đinh Tấn Lực đã chỉ trích kịch liệt.

Lẽ ra, những ông (bà) cộng sản cần hiểu, thay vì đòi "trèo lên đầu dân chúng" để ra vẻ "lo lắng", "dạy dỗ", họ chỉ cần làm mỗi việc "ký quyết định" thành lập hội, đoàn bất kỳ nào đó khi một hay nhiều nhóm người dân có nhu cầu. Suy cho cặn kẽ, để "xã hội dân sự" hình thành tự do, tự nguyện, tự giác một cách nhanh chóng, "bộ máy nhà nước" càng "nhẹ gánh" hơn nhiều lần; mặt khác chính những tổ chức "xã hội dân sự" đi vào hoạt động công khai còn góp phần rất lớn làm cho xã hội trở nên trật tự, an tòan, nó còn giúp luật pháp phát huy mạnh mẽ và hữu hiệu, ngoài ra nó cũng là tác nhân chính để nâng cao dân trí lên cao rất nhiều trong một xã hội ngày càng hỗn loạn.

Chẳng ai yêu mình bằng bản thân mình, bởi có biết yêu mình, mới biết yêu những người xung quanh, kể cả người thân ruột thịt. Cần phân biệt điều này với thói "ích kỷ". Chính vì cùng có lợi ích chung, người dân tự nguyện và tự động liên kết lại trước một vấn đề xã hội cần giải quyết, thông qua ví dụ sống động về "vụ chôn hóa chất" cũng như hàng ngàn vụ việc khác liên quan đến an sinh xã hội. Từ đấy, người dân càng thể hiện tính đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, cùng đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái sai và những việc vi phạm pháp luật, giúp cho "nhà nước" xử lý nhanh và hợp lý, hợp pháp.

Chỉ tiếc, giới cầm quyền không chịu nhìn nhận những lợi ích to lớn do các tổ chức "xã hội dân sự" mang lại, nên họ cố tình dây dưa và tránh né với "Luật về hội", nợ dân hơn 30 năm qua. Lý do chính xuất phát từ nỗi sợ mất quyền lợi của cá nhân, dòng tộc và phe nhóm, nên họ để mặc người dân bơ vơ, lẻ mẻ tự xoay xở trong tuyệt vọng mỏi mòn cho đến khi uất ức đến cùng tận, người dân manh động thì họ phủ chụp tội "chống đối", "phản động", "thế lực thù địch" v.v... là điều thật dễ hiểu với hàng ngàn ví dụ: Văn Giang, Đoàn Văn Vươn, Nguyễn Viết Trương (uất ức nổ mìn tự tạo tại nhà giám đốc công an Khánh Hòa) và mới đây là Đặng Ngọc Viết bắn 5 người và tự sát [7] cũng vì vấn đề đền bù đất đai! Thật ngao ngán!

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được xem là một trong những người đấu tranh cho "xã hội dân sự" phát triển lành mạnh thông qua những việc ông làm: đấu tranh cho giáo dân Cồn Dầu, kiện Thủ tướng vụ boxite, kiện vụ xâm hại đồi Vọng Cảnh v.v...

Tác giả Lưu Mạnh Anh với "Ai có thể giải cứu Cù Huy Hà Vũ?" [8] đã manh nha như lời kêu gọi hình thành thế trận "xã hội dân sự", sau đó, một lá thư được đề nghị soạn thảo để gởi đến nhiều tổ chức, hội đoàn trên thế giới nhằm đòi hỏi quốc tế quan tâm hơn, có trách nhiệm hơn để nhắc nhở, yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi cách điều hành quốc gia trong tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc và tự nguyện ký tham gia "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị" từ 1982, nhưng rất tiếc, lúc bấy giờ công việc này chưa được nhiều người hưởng ứng.

Chỉ 3 năm qua, từ vụ án Cù Huy Hà Vũ, nhiều người đã thay đổi cách nhìn về "nội lực, ngoại lực", về "đối nội, đối ngoại", đến bây giờ người dân không còn nghĩ nhiều đến việc "ban phát", "bố thí", "xin cho" từ phía cơ quan công quyền trong việc giải quyết quyền lợi của mình, thay vào đó, nhiều nhóm người đã biết liên kết lại đấu tranh vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia.

000_Hkg8856982-250.jpg

Một nhà hoạt động xã hội trong một cuộc diễu hành về đồng tính tại Hà Nội ngày 04 tháng 8 năm 2013. AFP photo

Giới cầm quyền Việt Nam (và tất nhiên cả chính quyền độc đài, độc đảng tòan trị ở các nước khác) nên hiểu rằng: "Nhà nước" không bao giờ và không tài nào có đủ khả năng quán xuyến tòan bộ cuộc sống của người dân. Chỉ có người dân mới có thể lo liệu mọi việc cho chính bản thân, cộng đồng, quốc gia thông qua những tổ chức "xã hội dân sự" phát triển mạnh mẽ. Càng kìm hãm sự phát triển những tổ chức này, càng trì hoãn trả nợ "luật về hội" cho dân thì chính "nhà nước" càng làm cho xã hội hỗn loạn khủng khiếp hơn, thực tế đã chứng minh quá rõ trong 10 năm qua.

"Xã hội dân sự" Việt Nam từ nhen nhóm (ký kiến nghị dừng khai thác boxit, về trả tự do Cù Huy Hà Vũ,  phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận v.v...) dần hình thành thông qua các biểu hiện sau này: "Kiến nghị 72" với trên 10.000 người đồng tình ký tên, "Tuyên bố công dân tự do" với trên 8.000 người v.v... và mới nhất là "Tuyên bố 258" bay đến thế giới với tin mới nhận [9] : Mạng lưới Blogger Việt Nam trao "Tuyên bố 258" vào chiều 10/9/2013 cho bà Veronique Arnault, đại diện phái đoàn EU sang dự phiên Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam. Lần trao tuyên bố này được đại diện người dân cả ba miền Bắc-Trung-Nam tham dự.

Ngoài việc thể hiện tinh thần đoàn kết, tự nguyện; nó cho thấy bước đi hợp với quy luật của xã hội, khi Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào thế giới.

Cách đây chỉ vài năm, những hình thái biểu hiện "xã hội dân sự" văn minh, ôn hòa như thế này còn nhỏ bé và chưa gây tiếng vang, đi cùng với tâm trạng dè dặt, băn khoăn, ví như: "cầu lụy ngoại bang", "cõng rắn cắn gà nhà" v.v... khi "bên thắng cuộc" sử dụng "tấm gương" Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống đe dọa để làm chùng bước nhiều người, cùng với tư tưởng "bán nước" dễ bị giới cầm quyền phủ chụp làm người dân e ngại theo phương châm "không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác". Điều này đã trở nên lạc hậu để chúng ta càng hiểu ra, cho đến nay, nhân loại chỉ mới tìm ra một nơi cùng nhau chung sống - "Trái đất này là của chúng mình".

Xin nhớ cho, "đảng và nhà nước" đã và đang cố tình phớt lờ không nói với dân điều cốt lõi: các tổ chức "xã hội dân sự" dù có nhiều đến mấy, cũng không trực tiếp điều hành quản lý quốc gia, không nắm quyền lực kinh tế, không nắm "thanh gươm và lá chắn", cũng chẳng nắm quân đội trong tay.

Người Việt Nam đang chuyển hướng đấu tranh để hình thành "xã hội dân sự" một cách mạnh mẽ và sáng tạo. Thay vì loay hoay "trong nhà" như vài năm về trước, giờ đây nhiều người đã nhận ra, cần kết hợp song song giữa "mặt trận đối nội" với "mặt trận đối ngoại" mà ngay cả "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" do ông Nguyễn Thiện Nhân vừa đảm nhiệm cũng chưa chắc làm tốt hơn, dù thừa hưởng tòan bộ nhân lực, vật lực, tài lực do "đảng và nhà nước" ban tặng (!).

Đó phải chăng là kết quả người Việt Nam nhanh chóng nhận ra: Thế giới ngày càng nhỏ bé và con người thật gần gũi với nhau thông qua internet và hội nhập quốc tế? Loài người ngày nay phải gắn kết, sống chan hòa, có trách nhiệm và biết chia sẻ với nhau, hơn là co cụm riêng lẻ không xen vào việc "nhà người ta"? Hạnh phúc của tôi là của bạn và ngược lại.

Một số người vẫn không hiểu khái niệm "xã hội dân sự" tốt đẹp đến chừng nào, nên mới đây trang Tin Tức Hàng Ngày cho biết xuất hiện: "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" trong vụ việc phản đối "Tuyên bố 258".

Có vẻ những người phát động "lời kêu gọi" này không biết cách nhìn nhận và phân tích về mối tương quan chủ thể - khách thể của "Tuyên bố 258"! Đó là quan hệ dân sự giữa Chủ thể (những người "Tuyên bố 258", nghĩa là người dân không có quyền lực) với Khách thể (nhà nước Việt Nam, nắm quyền lực). Điều này mới có ý nghĩa. Trong khi những ai phản đối "Tuyên bố 258", tức họ cũng là Chủ thể (nghĩa là cũng không có quyền lực). "Chủ thể" phản đối "Chủ thể" trong trường hợp này là một mệnh đề hoàn tòan vô nghĩa khi gắn vấn đề trách nhiệm nhà nước với công dân.

Nói cách khác, chỉ khi nào nhóm phản đối "Tuyên bố 258" tuyên bố rằng: họ đại diện cho "nhà nước", lúc đó mới có ý nghĩa (!). Tuy vậy, nó trở nên ngây ngô và nực cười, nếu không muốn nói là phản khoa học, phản động, bởi khi điều này là thật, nghĩa là Nhà nước... chống lại nhân dân(?!).

Tuy vậy, cũng nên ghi nhận công sức, tâm huyết của những người khởi xướng phát động "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" bằng cách hướng dẫn và đề xuất với họ một số việc cụ thể như sau:

- Chỉnh sửa lại câu từ cho có văn hóa hơn. Điều này tốt cho chính bản thân họ, nếu họ có ý định không gói gọn "lời kêu gọi" này trong quốc gia Việt Nam.

- Ngoài việc thu thập chữ ký diễn ra từ 14 giờ ngày 10/9/2013 đến 24 giờ ngày 30/9/2013, những người khởi xướng hãy nghĩ đến một cuộc biểu tình đại quy mô để quảng bá rộng rãi đến tòan dân trong nước và thế giới trong việc lột mặt "bè lũ phản động". Để đạt hiệu ứng hoành tráng, quý vị nên liện hệ với các trang báo Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v... cùng các đài truyền hình: VTV, VTC, HTV, ANTV v.v... các hội đoàn: ĐTNCSHCM, Hội Thanh niên Việt Nam, MTTQVN v.v...  để kết hợp hành động và đưa tin nóng kịp thời.

- Sau khi thu thập xong chữ ký, ngoài các đại sứ quán: EU, Mỹ, Thụy Điển, Đức v.v... đề nghị nhóm khởi xướng "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" hãy tổ chức một đoàn người trực tiếp đến các đại sứ quán: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Syria, Cuba v.v... để trao tận tay và đừng quên những tấm ảnh được chụp một cách vui tươi, phấn khởi, thân mật để về "share" trên facebook, blog cho mọi người thưởng lãm công tác cao cả của quý vị. Chỉ xin lưu ý, quý vị nên mời ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ thông tin - Truyền thông tham gia cùng, mục đích là để "bảo kê" cho quý vị an tòan trước "nghị định 72".

Chúc nhóm khởi xướng "Lời kêu gọi ký tên phản đối bè lũ phản động" đạt thành công rực rỡ trong "công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN" của... quý vị.

________________










Tin, bài liên quan


Chính trị - kinh tế: chiếc cầu đã gẫy

Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi


 

Đặng Ngọc Viết và con đường buộc phải đi


J.B. Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
2013-09-13

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Hkg2312971-305.jpg

Một thanh niên đi ngang một dự án xây dựng tại Hà Nội hôm 24/4/2009, ảnh minh họa.

AFP photo

Câu chuyện nóng hổi báo chí vài ngày qua là một thanh niên mang súng vào UBND Thành phố Thái Bình nhằm đúng đầu mấy cán bộ bóp cò, sau đó bỏ trốn. Năm người bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu, đến chiều thì hai người tử vong. Cũng sau đó, thủ phạm tự nổ súng kết liễu cuộc đời mình sau khi đến một ngôi chùa và đi nhiều vòng  xung quanh tượng Phật Bà Quan Âm.

Chuyện sống chết ở Việt Nam thời buổi này là chuyện còn hơn cơm bữa, nên việc một vài người chết chẳng đáng để công luận quan tâm. Mỗi ngày, cả trăm người chết và bị thương vì tai nạn giao thông cũng chẳng ai chịu trách nhiệm và dần dần không còn ai để ý. Nhưng, vụ việc này, đã khiến quan tâm, báo chí liên tục cập nhật. Vì sao vậy?

Có lẽ mức độ giật gân của câu chuyện này không đủ để dư luận quan tâm đến thế. Xưa nay, ở Việt Nam, chuyện cán bộ, quan chức đang yên đang lành bỗng nhiên có người xông vào bắn bể sọ, ném mìn vào nhà, bắn chết qua kính ô tô hoặc cài bom nổ ở khách sạn, quán bar… đã như bài học thuộc lòng qua hệ thống báo chí, sách vở kể lại chuyện các nhóm đặc công, biệt động thành… trong thời kỳ chiến tranh Nam – Bắc.

Và những nhóm biệt động, đặc công ấy đã trở thành hình tượng, thành mẫu gương cho bao lớp trẻ noi gương, học tập và làm theo như Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, thậm chí không có thật thì bịa ra như Lê Văn Tám… Những người bắn, giết, nổ bom kia được vinh danh là những anh hùng, vì nghĩa lớn, vì đất nước, nhân dân mà phải giết người. Vì thế, việc một người đàn ông vào phòng làm việc, bắn vào đầu dăm ba cán bộ, giết vài người cũng không là chuyện giật gân.

Nguyên nhân

Vấn đề là ở chỗ: Báo chí cho biết, người cầm súng này, là một người hiền lành và chăm chỉ, chịu khó làm ăn hiện đang có nguy cơ ra khỏi ngôi nhà của mình, mảnh đất của mình đã xây dựng bằng xương, máu của gia đình từ bao lâu nay.

Báo chí cũng cho biết rằng, người cầm súng nã thẳng vào đầu các cán bộ này, hoàn toàn không có sự thâm thù hoặc mâu thuẫn cá nhân gì với các nạn nhân bị bắn.

Như vậy, khi không có mâu thuẫn với các nạn nhân bị bắn, hẳn hung thủ phải có mâu thuẫn với thể chế, với nhà nước này khi tài sản, nhà cửa, đất đai của anh ta bị chiếm đoạt với danh nghĩa “thu hồi”. Điều đặc biệt là sau khi “thù hồi”, thì số tiền được “đền bù” không thể đủ để anh ta có thể kiếm được một chỗ ở mới cũng với giá mà nhà nước đưa ra.

Như vậy, mâu thuẫn chính là ở chỗ đang yên ổn sống trong nhà mình, anh ta có nguy cơ bị đuổi ra đường. Đến đây, nhà cầm quyền đã buộc anh phải chọn lấy một con đường cho tương lai.

Hoặc chấp nhận lang thang trên chính quê hương, để mảnh đất được gây dựng lên cho người khác làm giàu.

Hoặc chống lại việc cướp đất đai của gia đình mình, bằng biện pháp súng hoa cải hoặc mìn tự tạo như anh em Đoàn Văn Vươn và kết cục là nhận mấy năm tù còn được nhà nước coi là”khoan hồng”.

Hoặc đeo đuổi con đường đi tìm công lý ở các cơ quan công quyền, từ địa phương chạy đèn cù đến Trung ương và cuối cùng là Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bước tiếp chặng đường hàng vạn dân oan khắp nước đã bước đi cả mấy chục năm nay.

Và kết cục sẽ rất có thể như bà cụ Nhung gửi lại linh hồn mình nơi vườn hoa Lý Tự Trọng để đưa cái xác vô hồn về lại quê hương sau bao năm kiếm ăn lần hồi bằng nhặt rác để đi kiện, sau bao năm chạy tán loạn khi thấy công an hoặc côn đồ khủng bố ngày đêm.

Không, anh đã chọn con đường khác: Nổ súng

Con đường phải đi

000_Hkg8442274-250.jpg

Người dân đứng bên ngoài Tòa án Hải Phòng để kêu oan cho nông dân Đoàn Văn Vươn hôm 02/4/2013. AFP photo

Thông thường, khi bị xâm phạm quyền lợi của mình, bất cứ ai cũng có phản ứng tự vệ. Đầu tiên là giữ bằng mọi khả năng mình có bằng cách rào dậu, canh gác. Sau đó, là tranh cãi, chửi bới. Căng thẳng hơn thì dùng gậy gộc, đất đá. Tiếp đến là dao búa, vũ khí. Trong trường hợp căng thẳng hơn và quyết liệt hơn thì dùng mìn, bộc phá và cuối cùng là ăn thua đủ với nhau, chấp nhận thí mạng sống của mình để nói lên ý chí.

Ở đây, Đặng Ngọc Viết đã chọn cách cuối cùng.

Ở đây, các nạn nhân đi theo anh về nơi chín suối, không có hận thù riêng với anh. Tuy nhiên, không thể nói là họ không có can hệ. Bởi chính các nạn nhân này là sự hiện hữu cụ thể của bộ máy, của thể chế để đưa anh đến cảnh trắng tay.

Cũng có thể, anh đã hiểu rằng, những người kia, chỉ là công cụ. Chính vì thế anh đã đi lại nhiều vòng quang bức tượng Phật bà Quan Âm trước khi anh tự tử? Có thể lắm, anh không muốn điều ác xảy ra. Và mọi việc anh không thể chọn cách khác.

Vì anh biết, con đường đảng và nhà nước đang vạch sẵn cho anh, ở các vườn hoa, ở nơi tiếp dân… Anh sẽ gục ngã giữa chừng nếu anh đi con đường mà dân oan cả đất nước này vẫn đang đi.

Con đường anh chọn, là con đường quyết liệt, chấp nhận hi sinh.

Đây là lời cảnh báo cho những ai đang cố tình vịn vào hai chữ “công cụ” nhằm biện hộ cho những hành động tội ác của mình. Bởi, dù là công cụ, anh vẫn là con người, vẫn có khối óc, trái tim.

Nhưng, cũng là lời cảnh báo hữu ích cho nhà cầm quyền đã đẩy họ đi đến cuối con đường và bước tiếp theo của họ chỉ còn là phản kháng.

Hà Nội, ngày 13/9/2013

J.B Nguyễn Hữu Vinh

*Bài viết trích từ trang blog J.B Nguyễn Hữu Vinh. Nội dung không thể hiện quan điểm của RFA

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link